Ngộ độc thực phẩm: 5 dấu hiệu nhận biết quan trọng

Theo thống kê của Bộ y tế vào năm 2023 Việt Nam ghi nhận hơn 2.100 ca mắc Ngộ độc thực phẩm. Trong đó có rất nhiều ca ngộ độc nặng người bệnh không được phát hiện điều trị kịp thời dẫn đến tử vong. Việc phát hiện bệnh nhân bị ngộ độc sớm cực kỳ có ý nghĩa trong điều trị. Qua bài viết dưới đây dược sĩ Upharma sẽ chia sẻ 5 dấu hiệu “cảnh báo” ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân và cách chữa trị. Các bạn tham khảo để có thể phát hiện sớm, sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân. 

1. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm còn được mọi người gọi với tên trúng thực, ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng người bệnh ăn phải thức ăn ôi thiu, chứa virus gây bệnh, nhiễm khuẩn hoặc có độc tố mạnh,... Một số bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc điều trị nghỉ ngơi vài ngày bệnh đã thuyên giảm. Một số trường hợp người bệnh mệt mỏi, sức khỏe đi xuống, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. 

Hằng ngày có rất nhiều ca bệnh trúng thực phải nhập viện. Nguyên nhân chủ yếu là do: 

Người bệnh ăn phải đồ ăn chế biến, bảo quản sai cách. Nếu chưa được nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ phù hợp, thực phẩm sẽ xuất hiện các độc tố, mầm bệnh gây hại.

  • Bệnh nhân ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn (có sẵn độc tố) hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh.

  • Có một số ít trường hợp ngộ độc do người bệnh ăn các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, xuất hiện nấm mốc, ôi thiu.

Thức ăn ôi thiu, nấm mốc là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

2. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm mà bạn nên biết?

Tùy vào mức độ trúng thực mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo các bác sĩ, bạn có thể biết mình có bị ngộ độc thực phẩm hay không thông qua các triệu chứng sau:

2.1. Đau bụng

Khi người bệnh bị ngộ độc thực phẩm biểu hiện đầu tiên cảm nhận được sẽ là đau bụng. Sinh vật gây bệnh xâm nhập gây kích ứng ở cơ quan tiêu hóa như ruột, dạ dày. Để loại bỏ chúng, ruột non dạ dày co thắt hoạt động mạnh nên gây ra đau bụng.

Tuy nhiên, đau bụng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Nếu người bệnh chỉ mới có một triệu chứng này vẫn chưa thể kết luận được có bị ngộ độc hay không. Khi những cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế sớm để kiểm tra.

2.2. Tiêu chảy

Một trong những triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm đó là tiêu chảy. Người bệnh đi phân lỏng ít nhất 3 lần/ngày, kèm theo đó là cảm giác đầy hơi, đau bụng, mót đi vệ sinh. Bệnh nhân đi ngoài nhiều dẫn đến việc bị mất nước, khoáng chất, thậm chí gặp phải tình trạng tụt huyết áp. Bổ sung nước điện giải cho người bệnh trong trường hợp này cực kỳ quan trọng.

2.3. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn và nôn là phản ứng tự nhiên của những người bị ngộ độc thực phẩm. Khi phát hiện có chất độc, vi khuẩn gây hại, cơ hoành ở bụng sẽ co bóp để đào thải chất độc ra bên ngoài qua đường miệng. 

Nhiều trường hợp người bệnh bị nôn trong vài ngày rồi hết. Có một số bệnh nhân có thể bị buồn nôn và nôn ngày càng nhiều. Trong trường hợp bệnh nhân ngày càng buồn nôn cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bạn cũng cần bổ sung nước, điện giải trong trường hợp này để tránh gặp phải tình trạng bị mất nước.

Buồn nôn và nôn là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị ngộ độc thực phẩm

2.4. Chán ăn, mệt mỏi

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm tiếp theo chính là chán ăn, mệt mỏi. Khi cơ thể phát hiện độc tố sẽ bắt đầu giải phóng cytokine để điều hòa phản ứng miễn dịch, chống nhiễm trùng. Quá trình này diễn ra khiến cho người bệnh cảm mệt mỏi, chán ăn, đau cơ và sốt. Do đó, khi thấy triệu chứng này, bạn cần nghỉ ngơi thật tốt để sớm phục hồi sức khỏe.

2.5. Sốt, ớn lạnh

Theo bác sĩ Vũ Trường Khanh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh), ngộ độc thức ăn còn khiến cho người bệnh bị sốt, ớn lạnh, rùng mình. Do tác động từ pyrogens, cơ thể sẽ hoạt động để tăng nhiệt độ. Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều điều trị kịp thời

3. Những điều cần làm ngay khi có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

Khi bản thân hoặc người gần mình có triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bạn nên bình tĩnh và thực hiện cách sơ cứu sau:

3.1. Gây nôn

Thúc nôn để người bệnh tống hết thức ăn trong dạ dày ra ngoài, tránh độc tố trong đó ngấm vào người. Đây là một trong những bước đầu tiên cần làm khi phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, với người đang bị hôn mê, mọi người tuyệt đối không nên thực hiện cách này.

Các bước làm:

  • Bước 1: Bạn cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, đầu cao hơn phần thân để hạn chế thức ăn nôn ra tràn vào phổi.

  • Bước 2: Bạn rửa tay thật sạch, cho vào miệng của người bệnh, đặt trên lưỡi một lúc để họ nôn càng nhiều càng tốt.

3.2. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Khi đã nôn xong, cơ thể dễ bị mất nước và chất khoáng. Vì thế, người bệnh cần uống nhiều nước để bù vào lượng nước bị mất đi, đồng thời đào thải chất độc ra ngoài nhanh chóng. Bên cạnh nước lọc, người bệnh nên uống thêm oresol, nước canh, súp để bổ sung điện giải, chất dinh dưỡng. 

Bổ sung nhiều nước giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng

3.3. Đưa tới cơ sở y tế

Nếu thực hiện các bước sơ cứu trên mà bệnh nhân vẫn có biểu hiện như sau, bạn hãy đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế:

  • Người bệnh sốt cao trên 38,9 độ C.

  • Bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục hơn 3 ngày chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Người bệnh nôn ói nhiều lần không thuyên giảm.

  • Bệnh nhân đi ngoài có phân dính máu.

  • Người bệnh bị mất nước nặng với các triệu chứng chóng mặt, miệng khô, ít đi tiểu.

4. Các câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm

Chắc chắn, khi chúng ta gặp trường hợp bị ngộ độc sản phẩm sẽ có nhiều thắc mắc về việc ăn uống và điều trị. Dưới đây là một số câu trả lời cho những câu hỏi liên quan tới ngộ độc thực phẩm, các bạn có thể tham khảo.

Câu 1: Uống gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trả lời: Bù nước và nạp các chất thải giúp cơ thể thanh thải chất độc ngoài nhanh hơn. Vì thế, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bác sĩ thường chỉ bệnh nhân uống nhiều nước. Ngoài nước lọc thông thường, bạn có thể uống nước giải khát, men vi sinh, nước trà thảo mộc,… Đây đều là công thức uống vừa cung cấp nước hiệu quả vừa giảm chứng khó tiêu, tốt cho sức khỏe.

Câu 2: Biến chứng ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Trả lời: Bị ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày chữa trị. Tuy nhiên, nếu không kịp thời chữa trị, thì đúng cách, tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Alimited like:

  • Màu sắc thần kinh: Bệnh nhân có thể bị chóng mặt, đau đầu, xuất hiện co giật, tê liệt cơ, mờ mắt,…

Đau đầu, chóng mặt là một trong những biến chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm
  • Biến chứng tiêu chuẩn: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau bụng và đi ngoài máu.

  • Huyết mạch tim mạch: Ngộ độc thực phẩm tuy không chữa trị kịp thời dễ gây biến chứng cơn đau, nhịp tim không ổn định, bạch huyết áp.

  • Sức đề kháng của người bệnh giảm đáng kể. Nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người đang điều trị bệnh và người già.

Câu 3: Sau khi bị ngộ độc cần ăn gì, kiến ​​gì?

Trả lời: Ngoài bổ sung nước, các bác sĩ còn khuyến khích nhân chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Tốt nhất, người bệnh nên ăn những sản phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa, đồng thời tránh sản phẩm không lành. Cụ thể là:

  • Bệnh nhân nên ăn: Thực phẩm nhạt, cháo yến mạch, chuối, mật ong, sữa chua, thức uống chứa pedialyte, mật ong, bơ đậu bổ, lòng trắng trứng,…

  • Người bệnh nên tránh những loại thực phẩm như: Thực phẩm cay, đồ giàu chất béo, sản phẩm từ sữa, rượu, cà phê, đồ chiên,…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm . Đồng thời, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách xử lý để giảm triệu chứng và phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh độc độc. Nếu thấy tình trạng trở nên nặng nề, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời . Và nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ với Dược sĩ Upharma  để được giải đáp.