Thai tuần 41 nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Nếu mẹ bầu có thai tuần 41 nhưng không có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào, chắc chắn đều vô cùng lo lắng? Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của em bé không? Đừng lo bài viết, Upharma sẽ giúp bài giải đáp chi tiết điều này.

1. Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mang thai đã 41 tuần và chưa có những dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu việc sinh em bé là vấn đề khá thường gặp. Chính vì thế, nếu bạn đang xảy ra tình trạng này thì không cần phải quá lo lắng hay sợ hãi.

Việc thai kỳ đã 41 tuần nhưng lại chưa có các dấu hiệu chuyển dạ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có thể kể những nguyên nhân phổ biến như: mẹ bầu cung cấp thông tin không chính xác về chu kỳ kinh cuối nên bác sĩ tính sai ngày dự sinh; mẹ bầu đi khám thai muộn sau 3 tháng đầu thai kỳ nên việc dự đoán ngày sinh không còn được chính xác; một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi như ngôi thai không được thuận hay là dây rốn ngắn...

Mang thai 41 tuần nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh là việc xảy ra khá phổ biến
Mang thai 41 tuần nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh là việc xảy ra khá phổ biến

2. Các triệu chứng thường gặp nhất khi thai kỳ 41 tuần

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi từ ngực, bụng, da cho đến cả hệ tiêu hóa… Chính những điều này giúp mẹ bầu cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt của cơ thể so với trước kia. Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định để giúp cho em bé chào đời một cách thuận lợi hơn.

Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 41, người mẹ bầu sẽ có các triệu chứng nổi bật của thai kỳ như là:

  • Vùng xương chậu luôn thấy khó chịu: Bởi vì lúc này em bé của mẹ đã tiến về phía đáy chậu. Việc này sẽ tạo ra áp lực ở khu vực cổ tử cung và cả bàng quang, cho nên mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau nhức ở vùng quanh xương chậu.

  • Bệnh trĩ: Những áp lực lên phần khung xương chậu cũng là lý do khiến cho tĩnh mạch trực tràng bị sưng lên và gây ra bệnh trĩ cho mẹ bầu.

  • Khó khăn khi ngủ: Điều này thường xảy ra do tâm lý lo lắng của mẹ bầu khi đã 41 tuần mà em bé lại chưa muốn ra đời cộng với những thay đổi của các nội tiết tố.

  • Đi vệ sinh nhiều hơn: Áp lực tăng lên cho bàng quang thì đương nhiên đi kèm là nhu cầu về vấn đề đi vệ sinh của mẹ bầu cũng sẽ nhiều hơn so với bình thường.

  • Co thắt tử cung nhiều hơn: Co thắt tử cung sẽ diễn ra với tần suất càng càng ở những tuần cuối thai kỳ. 

Mang thai 41 tuần sẽ khiến cho bụng của mẹ bầu nặng hơn rất nhiều kèm theo nhiều cảm giác khó chịu tăng dần. Điều đó khiến cho mẹ bầu đi lại khó khăn hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến nghị mẹ bầu mang thai  trong thời gian cuối này nên tăng cường vận động nhẹ nhàng để có thể kích thích việc chuyển dạ tự nhiên.

Mang thai 41 tuần sẽ khiến cho bụng của mẹ bầu nặng hơn rất nhiều
Mang thai 41 tuần sẽ khiến cho bụng của mẹ bầu nặng hơn rất nhiều

3. Có cần phải kích thích chuyển dạ không?

Khi thời gian thai kỳ kéo dài thì cả thể chất và tinh thần của người mẹ đương nhiên sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Cộng thêm lời thắc mắc từ những người xung quanh là tại sao không có dấu hiệu chuyển dạ khi đã 41 tuần cũng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi thêm. 

Do đó, nếu thai đã 41 tuần và người mẹ không muốn chờ đợi thêm nữa thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh hoặc nhờ bác sĩ có hỗ trợ sinh bé bằng một số phương pháp như sau:

3.1. Lóc ối

Khi thai nhi đã 41 tuần tuổi mà người mẹ lại chưa có những dấu hiệu chuyển dạ, thì có thể thử lóc ối để kích sinh. Đây là phương pháp kích sinh cần phải do bác sĩ sản khoa thực hiện. Bởi, lóc ối sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ cho mẹ bầu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ngón tay để tách các màng nhằm mục đích giải phóng hormone gây ra các kích thích chuyển dạ.

3.2. Dùng thuốc giục sinh

Thuốc dục sinh sẽ kích thích việc co thắt tử cung, giúp mẹ bầu có thể chuyển dạ nhanh chóng. Một liều nhỏ thuốc này sẽ khiến cho mẹ bầu nhanh chóng có cảm giác đau quặn thắt, Sau đó, khoảng vài giờ là bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ để sinh em bé. Việc tiêm thuốc giục sinh cũng tương tự như lóc ối, nếu không thành công thì bắt buộc bác sĩ phải thực hiện phương pháp sinh mổ.

Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giục sinh để hỗ trợ mẹ bầu 41 tuần chuyển dạ
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giục sinh để hỗ trợ mẹ bầu 41 tuần chuyển dạ

3.3. Tiêm nội tiết tố

Tiêm prostaglandin nhằm kích thích việc mở cổ tử cung cũng là một trong các cách can thiệp chuyển dạ mà mẹ bầu có thể lựa chọn. Tuy nhiên, đây là phương pháp không được khuyến khích sử dụng cho những mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó. Bởi vì, nó tiềm ẩn nguy cơ vỡ tử cung với mẹ bầu.

3.4. Đặt bóng tử cung

Với cách thức này, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ được bác sĩ đặt một ống cao su nhỏ. Sau đó, tiến hành bơm nước vào để làm căng phồng túi bóng gây tác động lực lên màng ối, kích thích cơ thể người mẹ tiết ra hormone chuyển dạ. Khi thực hiện phương pháp này, mẹ bầu vẫn có thể di chuyển bình thường và sau 12 đến 24 giờ bóng này sẽ được lấy ra để bác sĩ thăm khám độ mở của cổ tử cung.

4. Mẹ bầu cần sinh hoạt như thế nào khi mang thai ở tuần 41?

Vào tuần tuổi thứ 41 của thai kỳ, tức là đã giai đoạn cuối của hành trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý đến việc cung cấp đầy đủ và phù hợp các chất dinh dưỡng. Bởi vì lúc này, em bé của bạn rất cần các dưỡng chất để phát triển một cách khỏe mạnh. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu DHA, omega 3, nhất là uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước ối cho em bé.

 

Các mẹ cũng đặc biệt lưu ý đến việc giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, tránh căng thẳng, cáu gắt vì chúng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng đơn giản, trò chuyện cùng bạn bè, nghe nhạc... giúp tâm lý thư giãn hơn.

Mẹ bầu 41 tuần cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Mẹ bầu 41 tuần cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Tóm lại, thai nhi 41 tuần tuổi mà chưa có những dấu hiệu chuyển dạ là vấn đề rất bình thường. Bởi vậy, mẹ bầu không cần phải lo lắng hay suy nghĩ gì nhiều đến nó. Tuy nhiên, để có được một thai kỳ khỏe mạnh và em bé bình an chào đời thì mẹ bầu nào cũng nên theo dõi sát sao tình trạng của thai nhi và người mẹ trong suốt thời kỳ mang thai để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết Upharma để cập nhật thêm thật nhiều cách chăm sóc sức khỏe trong hành trình mang thai nhé.