Viêm họng mạn tính và những điều cần biết

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài và có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm. Nhận biết nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh là điều quan trọng. Điều này giúp tránh tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng Upharma tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Viêm họng mạn tính là bệnh gì?

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài hơn một tuần. Bệnh kéo dài hơn so với viêm họng cấp tính và các phương pháp điều trị viêm họng cấp tính cũng không đáp ứng trong trường hợp này. Những bệnh nhân viêm họng mạn tính phần lớn đều đã từng bị viêm họng cấp tính nhưng điều trị không dứt điểm. Việc làm này khiến bệnh tái phát nhiều lần dẫn đến viêm họng mạn tính. 

Viêm họng mãn tính và những điều cần biết
Viêm họng cấp tính tái lại nhiều gây mãn tính

Bệnh có thể phân thành 4 loại như sau:
- Viêm họng mạn tính xung huyết: là trường hợp khi nhìn thấy rõ nhiều mạch máu và niêm mạc họng đỏ.
- Viêm họng mạn tính xuất tiết: là khi bệnh nhân có hiện tượng tăng tiết chất nhầy đồng thời xung huyết đỏ và có thể dính vào thành sau của họng.
- Viêm họng hạt: là khi niêm mạc họng đỏ và dày lên. Bên cạnh đó là có xuất hiện của những đám to nhỏ rải rác. Đây chính là sự phát triển của các tổ chức bạch huyết.
- Viêm họng teo: là tình trạng niêm mạc teo và mỏng, đồng thời khô dần. Dịch tiết cũng giảm đi và có màu vàng khô nhợt nhạt.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng mạn tính là gì?

Bệnh viêm họng mạn tính có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến khi mắc viêm họng mạn tính là do vi khuẩn gây ra. Ở vùng hầu họng có nhiều vi khuẩn trú ngụ, tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh phổ biến là vi khuẩn Streptococcus

  • Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp.

  • Viêm xoang: Khi bệnh nhân bị bệnh viêm xoang thì dịch nhầy sẽ chảy xuống họng nguy cơ cao dẫn đến tình trạng viêm họng, đặc biệt là khi bị viêm xoang mạn tính.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: đau rát họng, khàn tiếng và khó nuốt. Đó là vì khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì dịch tiêu hóa có tính axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên niêm mạc và làm tổn thương niêm mạc vùng họng. 

  • Ung thư vòm họng: Đây là nguyên nhân không phổ biến gây ra viêm họng mạn tính nhưng mang tính chất nguy hiểm. Ung thư vòm họng có thể dẫn đến viêm họng mạn tính, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Viêm họng mạn tính
Ung thư vòm họng gây viêm họng mạn tính

3. Các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính

Các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính như:

  • Ho nhiều ngày liên tục và ho có đờm.
  • Có sự thay đổi trong giọng nói, bị khàn giọng và khàn tiếng.
  • Khi nuốt hay nói là cảm giác đau, khó nuốt, uống nước cũng cảm thấy đau rát vùng cổ họng. Đây là tình trạng các niêm mạc ở vùng họng bị sưng đỏ khi người bệnh viêm họng.
  • Đau họng: Đây là triệu chứng phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Đau họng có thể kéo dài và có thể kèm những biểu hiện như người bệnh cảm thấy có gì đó vướng ở cổ họng, cảm giác bị rát ngứa và nóng. Triệu chứng này rõ nhất vào lúc sáng sớm, khi bệnh nhân vừa ngủ dậy.
  • Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng mạn tính. Vì vậy các triệu chứng có thể biểu hiện bao gồm ợ chua hoặc ợ hơi và đồng thời cũng có thể xuất hiện cảm giác nóng rát ở vùng ngực.
  • Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ.
Viêm họng mạn tính
Ho và đờm liên tục gây viêm họng mãn tính

4. Điều trị viêm họng mạn tính có các phương pháp gì?

Viêm họng mạn tính là viêm họng kéo dài nhiều tuần và không đáp ứng các phương phương điều thông thường. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp như dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng, tiền sử bệnh nhân, thăm khám vùng hầu họng. Bệnh nhân cũng nên được chỉ định để làm các xét nghiệm cận lâm sàng như các xét nghiệm huyết học và làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang phổi, nội soi.
Nguyên tắc điều trị của viêm họng mạn tính: Điều trị triệu chứng và điều trị tại chỗ kết hợp với điều trị nguyên nhân.

4.1. Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân là khi chúng ta  loại bỏ các  nguyên nhân gây bệnh:

- Điều trị viêm amidan, viêm mũi và viêm xoang
- Sử dụng thuốc kháng H1 (omeprazol, lansoprazol,…), thuốc kháng H2 (cimetidin, ranitidin,…), kháng dopamin (domperidon,…) để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Bảo vệ đường hô hấp của cơ thể khi tránh xa khói thuốc lá và chất độc hại trong không khí bằng cách đeo khẩu trang khi đi ngoài đường.

4.2. Điều trị triệu chứng

Khi đi khám, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số thuốc để giảm triệu chứng như:

  • Thuốc làm lỏng chất nhầy như: Bromhexin, acetylcystein,…

  • Thuốc kháng viêm: Alphachymotrypsin, lysozym,…

  • Thuốc chống dị ứng: Các thuốc kháng histamin như cetirizin, clopheniramin,…

4.3. Điều trị tại chỗ

Đối với điều trị tại chỗ, viêm họng mạn tính sẽ được điều trị theo từng thể khác nhau:

  • Thể viêm họng xuất tiết: Dùng thuốc giảm viêm, giảm đau đồng thời bôi và súc họng bằng các thuốc làm se niêm mạc.

  • Thể viêm họng teo: Dùng các thuốc có iod loãng hoặc nước khoáng để súc họng.

  • Khí dung họng bằng các dung dịch giảm viêm.

Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng nước muối sinh lý để rửa và súc miệng hằng ngày. Bên cạnh đó là  thay đổi lối sống như tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5. Cách phòng bệnh viêm họng mạn tính

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn phòng bệnh viêm họng mạn tính. Cùng điểm qua một vài thói quen nhé!

  • Bạn cần tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng: ăn rau xanh có nhiều chất xơ, rau củ quả bổ sung vitamin, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn có một sức đề kháng tốt và một cơ thể khỏe mạnh.
  • Môi trường sống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống, môi trường ở thành thị đã trở nên ô nhiễm gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bạn cần có môi trường sống sạch sẽ và trong lành bằng cách giữ gìn vệ sinh khu mình ở, nơi mình làm.
  • Cần loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, bia rượu và tránh xa khói thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày, việc vệ sinh đúng cách sẽ khiến vùng miệng và họng được sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn có cơ hội tấn công.
  • Nếu bạn có mắc cách bệnh như viêm xoang, viêm mũi hoặc trào ngược dạ dày thực quản thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh dẫn đến các bệnh liên quan hô hấp khác.
  • Đối với những công việc đặc thù làm việc trong môi trường nhiều khói bụi và chất độc hại thì phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp như mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay,... khi làm việc.
Viêm họng mạn tính
Ăn uống khoa học giúp cải thiện viêm họng mãn tính

Qua bài tìm hiểu trên, có thể thấy viêm họng mạn tính không quá nguy hiểm. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, dứt điểm. Do vậy, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh, tạo cho mình lối sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt. Liên hệ Upharma để nhận được tư vấn bạn nhé!