Thành phần

Ampicillin trihydrate tương đương Ampicillin …………………500mg
Tá dược vừa đủ.………………………………….......................………...........1 viên.

Chỉ định

Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm: Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, bệnh lậu, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc, viêm màng trong tim,b viêm màng não, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Chống chỉ định

 Mẫn cảm với kháng sinh nhóm beta-lactam (ví dụ: ampicillin, penicillin, cephalosporin) hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng

Uống cách xa bữa ăn (trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ):

Liều đề nghị

Người lớn (bao gồm người lớn tuổi):

Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng: 250 mg, 4 lần/ngày.

Viêm phế quản:

  • Liều thường dùng: 250 mg, 4 lần/ngày.
  • Điều trị liều cao: 1 g, 4 lần/ngày.

Viêm phổi: 500 mg, 4 lần/ngày.

Nhiễm khuẩn đường niệu: 500mg, 3 lần/ngày.

Bệnh lậu: Uống liều 2 g, kết hợp với 1g probenecid, liều duy nhất. Liều nhắc lại được khuyến cáo khi điều trị ở phụ nữ.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: 500 - 750 mg, 3 - 4 lần/ngày.

Thương hàn:

  • Cấp tính: 1 - 2 g, 4 lần/ngày trong 2 tuần.
  • Người mang mầm bệnh: 1 - 2 g, 4 lần/ngày trong 4 -12 tuần.

Trẻ dưới 10 tuổi:

Dùng liều bằng 1/2 liều người lớn.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng:

Có thể dùng liều cao hơn liều khuyến cáọ.

Trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinine < 10 ml/phút):

Giảm liều hoặc giãn khoảng cách liều. Đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, cần dùng thêm 1 liều bổ sung sau mỗi thời gian thẩm tích.

.

Tác dụng phụ

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy
  • Da: mẩn đỏ (ngoại ban).

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Máu: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
  • Tiêu hóa: Viêm lưỡi, viêm miệng, buồn nôn, nôn, viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc.
  • Da: Mày đay.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, viêm da tróc vảy và ban đỏ đa dạng.
  • Phản ứng dị ứng ở da kiểu "ban muộn" thường gặp khi điều trị bằng ampicillin. Nếu người bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được điều trị bằng ampicillin thì 7 - 12 ngày sau khi bắt đầu điều trị, hầu như 100% người bệnh thường bị phát ban đỏ rất mạnh. Các phản ứng này cũng gặp ở các người bệnh bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do Cytomegalovirus và bệnh bạch cầu lympho bào.
  • Viêm thận kẽ, tăng AST.

Thận trọng khi sử dụng

Dị ứng chéo với penicillin hoặc cephalosporin. Không được dùng hoặc tuyệt đối thận trọng dùng ampicillin cho người đã bị mẫn cảm với cephalosporin.

Thời gian điều trị dài (hơn 2 - 3 tuần), cần kiểm tra chức năng gan, thận và máu.

Tránh dùng với người nhiễm virus Epstein-Barr và HIV do có thể gây xuất hiện ban đỏ.

Bệnh nhân suy thận cần giảm liều.

Thời kỳ mang thai

Các nghiên cứu trên động vật với ampicillin không cho thấy tác động gây quái thai. Khi cần sử dụng kháng sinh cho phụ nữ mang thai, có thể xem xét dùng ampicillin.

Thời kỳ cho con bú

Ampicillin vào sữa nhưng không gây những phản ứng có hại cho trẻ bú mẹ nếu sử dụng với liều điều trị bình thường.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C