10 dấu hiệu giúp nhận biết sớm trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ xảy ra ngày càng nhiều và hậu quả của căn bệnh này là cực kỳ nghiêm trọng. Vì việc, phát hiện để kịp thời đưa ra phương án điều trị bệnh lý là điều rất cần thiết. Vậy, dấu hiệu nào có thể giúp chúng ta phát hiện sớm chứng trầm cảm? Cùng Upharma đi tìm câu trả lời nhé!
1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là cụm từ dùng để nói về một loại bệnh lý về tinh thần thường gặp ở đối tượng là những người mẹ vừa mới sinh em bé. Khi mắc bệnh này, người mẹ thường gặp rối loạn về cảm xúc, chán nản, mệt mỏi hay thậm chí là có những có suy nghĩ rất tiêu cực muốn chấm dứt cuộc sống.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, sau quá trình mang thai và sinh em bé, cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi khá đột ngột của các yếu tố nội tiết. Bởi vậy, mẹ sau sinh rất dễ có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm.

Bên cạnh đó, sau sinh cũng là thời điểm mà hệ miễn dịch, thể tích máu, huyết áp cũng như quá trình chuyển hóa của cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi khiến cho cảm xúc càng thêm bất ổn.
Trầm cảm sau sinh ở người mẹ sẽ càng trở trầm trọng hơn nếu như sau thời điểm sinh em bé, người mẹ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ví dụ như vất vả khi chăm con cộng thêm những mâu thuẫn với người thân hoặc là gặp các khó khăn về tài chính khác. Đặc biệt, đây cũng là bệnh lý có yếu tố di truyền, bởi vậy nếu gia đình đã từng có người bị mắc chứng trầm cảm thì nguy cơ thế hệ sau mắc phải bệnh này lại càng cao.
2. 10 Dấu hiệu giúp nhận biết sớm trầm cảm sau sinh
Thông thường, bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ sẽ rất khó để phát hiện được. Thậm chí, đến lúc người mẹ phát sinh những hành động dại dột, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và em bé thì người thân bên cạnh mới phát hiện ra.
Chính vì thế, nắm rõ về các dấu hiệu để nhận chứng trầm cảm sau sinh là vấn đề vô cùng quan trọng giúp bạn bảo vệ được chính mình hay người thân trước ảnh hưởng tiêu cực đến từ bệnh lý này. Một số biểu hiện điển hình của chứng trầm cảm sau sinh thường bao gồm:
2.1. Suy nhược cơ thể
Có rất nhiều người phụ nữ sau khi sinh bé thường cảm thấy vô vọng, đau khổ hơn. Họ thậm chí còn có thể khóc lóc suốt ngày dài mà không hề vì bất cứ một lý do cụ thể nào cả. Đôi khi, họ có cảm giác bản thân mình không được người khác quan tâm, bị gia đình, người thân bỏ rơi.
Một khi cảm giác diễn ra liên tục trong thời gian dài thì cơ thể sẽ rất mệt mỏi và suy nhược là hậu quả đương nhiên. Đây chính là một trong các dấu hiệu ban đầu điển hình nhất của chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ.

2.2. Căng thẳng kéo dài
Sau khi có em bé, người phụ nữ rất dễ gặp các vấn đề khiến đầu óc cảm thấy stress, căng thẳng hơn. Bởi sự thay đổi về nội tiết sau sinh cộng thêm những vấn đề phát sinh khác trong quá trình chăm sóc em bé. Khi căng thẳng, stress này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho bệnh trầm cảm của người mẹ càng nặng hơn.
2.3. Trầm uất, cáu gắt
Buồn bã, mệt mỏi và rất muốn khóc là tình trạng chung của rất nhiều người mẹ vừa sinh con. Ngoài ra, có rất nhiều mẹ rất dễ nổi giận và cáu gắt, thậm chí là đánh con khi không thể kiềm chế cảm xúc rồi sau đó lại cảm thấy tội lỗi với con. Những tình trạng này có xu hướng ngày càng tăng lên thì đấy chính là dấu hiệu của trầm cảm.
2.4. Cảm giác bị ám ảnh
Có một số bà mẹ sau sinh con thường có cảm giác bị ám ảnh về một người, sự sự việc hay là một hành động nào đó. Những ám ảnh này của phụ nữ thường đi kèm cảm giác rất tội lỗi nhưng lại không rõ nguyên do. Nếu gặp những trường hợp như vậy, chị em hãy tâm sự, trò chuyện cùng người thân và bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết phù hợp, nhằm tránh các hành động không tốt xảy ra ảnh hưởng đến con nhỏ của mình.
2.5. Rối loạn giấc ngủ
Thông thường những người bị trầm cảm, kể cả trầm cảm sau sinh sẽ rất khó ngủ. Họ thường thức giấc vào lúc nửa đêm hoặc thỉnh thoảng cũng có nhiều cơn ác mộng khiến họ tỉnh giấc và không tài nào ngủ tiếp tục được. Bởi vậy, chị em bị rối loạn giấc ngủ sau sinh cũng là một dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm mà gia đình và nhất là người chồng nên quan tâm, chú ý.

2.6. Thay đổi khẩu vị
Thay đổi khẩu vị sau khi sinh em bé cũng có thể là một biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh. Ví dụ có những món trước đây họ rất ghét nhưng sau khi sinh con lại có thể ăn ngon hoặc ngược lại. Hay thậm chí là họ không còn muốn ăn uống gì hoặc là mất khẩu vị, thậm chí là quên ăn, bỏ bữa.
2.7. Mất tập trung
Đây cũng được xem là một biểu hiện cơ bản của chứng trầm cảm sau sinh nhưng lại rất dễ bị mọi người bỏ qua. Khi bị trầm cảm, người phụ nữ sau sinh thường rất khó trong việc tập trung khi thực hiện bất cứ một công việc gì đó. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ của mình sao mà kém quá và thậm chí đôi khi họ còn không sắp xếp suy nghĩ của chính mình được. Dần dần, họ sẽ cảm thấy rằng bản thân mình quá tồi tệ khiến cho bệnh trầm cảm càng nặng thêm.
2.8. Không còn hứng thú với tình dục như trước
Bệnh lý trầm cảm sau sinh có thể lấy đi sự ham muốn với vấn đề tình dục của những người phụ nữ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do quá đau sau sinh, do nội tiết thay đổi hay do mẹ bạn quá mệt mỏi vì chăm bé. Nếu người chồng không thấu hiểu điều này và không biết cách chia sẻ thì chị em lại càng cảm thấy mình bị bỏ rơi.
2.9. Tâm trạng thay đổi rất thất thường
Nếu bạn nhận thấy một người mẹ mới sinh rất dễ vui, lại dễ buồn. Khóc đó, rồi cười ngay, vừa vui vẻ chuyện trò lát sau đã thấy trầm tư, u uất. Vậy thì, bạn phải hết sức cảnh giác, bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy họ đang bị trầm cảm sau sinh.

2.10. Suy nghĩ tiêu cực
Trầm cảm sau sinh có thể tác động tâm lý của người mẹ khiến họ có rất nhiều ý nghĩ sai lầm, tiêu cực. Từ đó, rất có thể họ muốn gây ra những tổn thương cho chính bản thân mình và thậm chí là em bé vừa mới sinh. Đôi khi, phụ nữ cảm thấy bản thân không còn chịu đựng được và nghĩ đến việc tự tự cùng con…
Tóm lại, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là bệnh lý tinh thần vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, khi nắm rõ các dấu hiệu mà Upharma đề cập trên đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh này. Trên cơ sở đó có biện pháp hợp lý nhất giúp người mẹ vượt qua được chứng trầm cảm sau sinh một cách dễ dàng hơn.