Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Bệnh đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh đau mắt đỏ có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Bệnh này nếu bạn điều trị kịp thời thì sẽ không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Nếu để bệnh đau mắt đỏ kéo dài mà không điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh. Do đó, bạn cần phải biết rõ về nguyên nhân, cách phòng tránh chữa trị bệnh này càng sớm càng tốt. Để hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ, bạn hãy cùng Dược sĩ Upharma tìm hiểu ngay dưới bài viết này.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Tình trạng đau mắt đỏ là khi mô bên trong bề mặt và lớp phủ ở ngoài mắt của bạn bị viêm đỏ do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi người, mọi độ tuổi và rất dễ lây lan. Hiện nay ở Việt Nam, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra loại vắc xin đặc trị đau mắt đỏ. Đây là bệnh lành tính và sẽ dần thuyên giảm nếu được chữa trị đúng cách. Bệnh đau mắt đỏ thường sẽ không diễn biến nghiêm trọng hay để lại hệ lụy về sau. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về bệnh để chủ động phòng ngừa và chữa trị kịp thời.

2. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ nhưng có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

Virus Adeno là nhóm virus phổ biến gây bệnh viêm kết mạc

2.1. Đau mắt đỏ do tác nhân vi khuẩn gây ra

Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng người bị đau mắt đỏ là do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn gây bệnh được kể đến ở đây là: Chlamydia, Neisseria Gonorrhoeae, Staphylococcus Aureus,... Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn thường kéo dài từ 5 - 10 ngày nếu được chữa trị sớm bệnh nhân có thể khỏi bệnh nhanh hơn.

2.2. Đau mắt đỏ do tác nhân virus gây nên

Bệnh đau mắt đỏ có khi do một số loại virus có hại như Herpes Simplex Virus, Adenovirus, Coronavirus,... gây nên. Tình trạng đau mắt đỏ do virus gây ra sẽ kéo dài lâu hơn so với nguyên nhân do vi khuẩn khoảng 2 - 4 tuần. 

2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau mắt đỏ đôi khi còn do: phấn hoa, khói bụi, lông động vật, thuốc,... Trường hợp đau mắt đỏ do bị kích ứng thường sẽ không có khả năng lây lan phát triển thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ do kích ứng dễ xảy ra nhiều lần và có thể do nhiều tác nhân khác nhau. Chính vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ xem đâu là nguyên nhân để áp dụng liệu điều trị bệnh cho phù hợp.

3. Dấu hiệu thường gặp của bệnh đau mắt đỏ

Một số triệu chứng điển hình thường gặp khi bị đau mắt đỏ mà ai cũng có gặp là:

  • Mắt của người bệnh bị đỏ và thường xuyên ra ghèn nhiều hơn.

  • Người bị đau mắt đỏ luôn cảm thấy cộm khó chịu ở mắt và cực kỳ đau nhức.

  • Sáng sớm ngủ dậy bạn rất khó để mở mắt vì ghèn gỉ ra nhiều và làm 2 mắt của bạn dính chặt vào nhau.

  • Mắt của bạn phải tăng điều tiết dẫn đến hiện tượng chớp mắt liên tục. Bạn sẽ thấy người bệnh đau mắt đỏ xuất hiện một số triệu chứng khác như uể oải, mất ngủ, mệt mỏi, sốt nhẹ,...

Giai đoạn đầu khi mới bị đau mắt đỏ triệu chứng sẽ xuất hiện ở một bên mắt và lây dần sang bên mắt còn lại. Dịch đau mắt đỏ có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng. Chính vì thế, nếu bạn xuất hiện những triệu chứng kể trên cần được thăm khám để điều trị kịp thời. 

4. Chữa bệnh đau mắt đỏ như thế nào để nhanh thuyên giảm?

Đau mắt đỏ khiến thị lực của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một vài cách chữa trị dựa vào nguyên do gây bệnh đau mắt đỏ:

Chữa đau mắt đỏ hiệu quả là dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định bác sĩ

  • Chữa trị đau mắt đỏ do virus gây nên: Bệnh đau mắt đỏ do virus có thể chưa cần phải chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Khi đến các cơ sở y tế, bạn sẽ được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp giúp chữa trị dứt điểm bệnh đau mắt đỏ. 

  • Trị đau mắt đỏ do kích ứng hoặc dị ứng: Việc điều trị đau mắt đỏ do tác nhân dị ứng đôi khi chỉ cần vệ sinh mắt cẩn thận và tránh xa tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu như mắt vẫn còn cộm và đau nhức thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác nhất.

  • Chữa trị đau mắt đỏ do tác nhân vi khuẩn gây nên: Với nguyên nhân do nhiễm khuẩn người bệnh phải sử dụng đến kháng sinh để điều trị. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh  dùng theo đường uống hoặc dùng tại chỗ để nhỏ mắt, tra mắt. 

Ngoài ra, đau mắt đỏ còn được chữa bằng một vài mẹo hay trong dân gian. Bạn có thể chữa đau mắt đỏ bằng việc dùng khăn lạnh chườm lên mắt. Đối với cách làm này, người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm. 

5. Phòng tránh đau mắt đỏ đơn giản tại nhà

Để hạn chế bị đau mắt đỏ, bạn hãy tham khảo ngay một số biện pháp phòng tránh dưới đây: 

  • Hãy thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay để phòng bệnh đau mắt đỏ.

  • Bạn nên dùng khăn lau mặt riêng và thay khăn mới thường xuyên.

  • Tuyệt đối không nên dùng tay chạm vào mắt vì sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ dễ dàng xâm nhập.

  • Thường xuyên giặt sạch hoặc thay mới chăn ga vỏ gối của cả nhà và gấu bông của các bạn nhỏ.

  • Đối với trường hợp dị ứng do đeo len thì bạn nên tìm đến những nhãn hàng uy tín. Tuyệt đối không dùng chung mỹ phẩm vì đây là nơi vi khuẩn rất thích trú ngụ và lây lan bệnh đau mắt đỏ. 

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính và sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc điều trị đúng cách. Dược sĩ Upharma hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về  đau mắt đỏ. Nếu bạn sử dụng thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có những liệu pháp điều trị kịp thời nhé.