Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Bệnh sởi và những điều bạn cần biết

Bệnh sởi - một căn bệnh được đặc trưng bởi những biểu hiện như: ho, sốt cao và xuất hiện ban đỏ khắp cơ thể. Đa số người mắc bệnh sởi thường là trẻ em. Vì thế mà chúng ta dễ chủ quan nghĩ rằng đối tượng mắc bệnh này chỉ có trẻ nhỏ? Hãy cùng dược sĩ Upharma tìm hiểu tính chính xác của quan điểm này. Và tất cả những điều bạn cần biết về bệnh sởi cũng sẽ có ngay dưới bài viết.

1. Bệnh sởi là gì?

Hàng năm, tại Việt Nam số ca mắc sởi có thể lên đến hàng triệu ca. Đây là một bệnh rất dễ bùng dịch vì nguyên nhân gây bệnh do virus. Virus mang bệnh sởi có tên là Measles virus. 

Virus sởi sẽ mang bệnh lây lan đến tất cả mọi người. Bệnh này phổ biến ở trẻ em và lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc với người mắc bệnh. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh sởi có thể dễ gây nhầm lẫn vì nó giống như cảm lạnh.

Bệnh sởi
Measles virus gây nên bệnh sởi

2. Triệu chứng bệnh sởi

Bệnh sởi có thể bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm cúm thông thường. Nếu không chú ý quan sát ta dễ bỏ qua thời gian vàng để điều trị bệnh. Những triệu chứng của bệnh sởi mà ta có thể dùng để phân biệt với bệnh khác là:

  • Sốt cao: Bệnh nhân có thể sốt từ 39 đến 40 độ C, cơn sốt thường kéo dài. Đây là một trong những biểu hiện xuất hiện sớm của bệnh nhân mắc sởi.

  • Triệu chứng trên đường hô hấp: Virus bệnh sởi gây kích thích đường hô hấp. Bệnh nhân sẽ thấy có triệu chứng như chảy nước mũi, ho và đôi khi ngứa họng buồn nôn.

  • Mắt đỏ và nhạy cảm với sáng: Mắt của bệnh nhân sởi có thể sẽ có những hiện tượng như: đỏ, sưng, và nhạy cảm với ánh sáng. Do virus sởi tấn công làm viêm và kích thích màng ngoại bì mắt.

  • Ban đỏ trên da: Sau vài ngày nhiễm bệnh, người mắc bệnh sẽ thấy có những ban đỏ xuất hiện trên da. Đầu tiên ban này sẽ xuất hiện trên mặt sau đó lan ra chân tay và toàn thân.

Bệnh sởi
Ban đỏ trên da

3. Đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sởi nếu chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa mắc phải bệnh này trước đó. Dưới đây là một số đối tượng dễ mắc bệnh sởi hơn:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Trẻ em dưới độ tuổi này đa số thường có hệ thống miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Nên trẻ dưới 5 tuổi có khả năng bị lây nhiễm bệnh cao hơn.

  • Người chưa tiêm vắc xin hoặc chưa mắc bệnh sởi trước đó: Người chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc chưa được tiêm đủ liều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người này có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc với môi trường có chứa virus. Vì trong cơ thể họ chưa sinh kháng thể tiêu diệt virus từ trước.

  • Người dễ bị giảm đề kháng, miễn dịch kém: Nhóm đối tượng này có thể mắc bất cứ bệnh cơ hội nào. Những người hệ miễn dịch suy giảm bao gồm người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (corticosteroid), người đang điều trị hóa trị, xạ trị, người nhiễm HIV/AIDS… Những người này có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn và dễ phải đối mặt với việc gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Bệnh sởi
Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng bị lây nhiễm bệnh cao hơn

4. Các con đường lây truyền của virus sởi

Virus sởi sẽ gây bệnh cho chúng ta qua những phương thức dưới đây:

  • Lây lan nhờ giọt bắn mang virus qua đường hô hấp của người mắc bệnh

  • Nhiễm từ môi trường: Những giọt bắn mang virus sởi có thể lưu lại trong không khí. Thời gian sống sót và truyền bệnh trong không khí của virus sởi không lâu. Nhưng nếu bề mặt vật dụng trong khu vực sống của bạn có dịch mũi họng của người bệnh sởi thì đây hoàn toàn có thể là nguồn lây lan.

  • Lây truyền từ người bệnh chưa có triệu chứng: Người bệnh sởi có thể truyền nhiễm bệnh cho người khác ngay từ giai đoạn tiền triệu chứng. Từ 4 ngày trước khi nổi ban đến khoảng 4 ngày sau khi ban bắt đầu xuất hiện là giai đoạn bệnh dễ lây truyền nhất. Vì khả năng lây truyền cao mà triệu chứng mắc bệnh không rõ ràng nên người mang virus vô tình mang bệnh sởi lây cho nhiều người khác.

  • Người dễ bị giảm đề kháng, miễn dịch kém dễ mắc bệnh sởi hơn. Trẻ em chưa tiêm vắc xin sởi cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này.

Bệnh sởi
Lây lan nhờ giọt bắn mang virus

5. Cách điều trị bệnh sởi

Điều trị bệnh sởi tập trung vào việc điều trị triệu chứng của mỗi người và hỗ trợ cơ thể người bệnh phục hồi. Nếu bạn mắc phải bệnh sởi có thể bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp sau để điều trị cho bạn:

  • Bệnh nhân mắc sởi cần được cách ly khỏi cộng đồng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

  • Nghỉ ngơi: Điều đầu tiên khi bị ốm không riêng một bệnh nào đó là chúng ta cần được nghỉ ngơi. Bệnh nhân nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục và có điều kiện tốt nhất tập chung đối phó với virus.

  • Bù nước điện giải: Do bệnh nhân mắc sởi bị sốt cao hoặc nôn nhiều dẫn đến mất nước. Nên việc bù nước điện giải cực kỳ quan trọng.

Bệnh sởi
Bù nước và điện giải
  • Hạ sốt: Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân thường xuyên để tránh việc sốt cao dẫn đến co giật. Bệnh nhân mắc sởi khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường để hạ nhiệt.

  • Thuốc chống nôn: Một số bệnh nhân mắc sởi có triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều. Lúc này có thể sử dụng thuốc chống nôn để điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.

  • Điều trị các biến chứng: Trong trường hợp bệnh nhân có các biến chứng như viêm phổi hoặc viêm não. Bệnh nhân phải được điều trị tại các cơ sở y tế có sự chăm sóc và theo dõi của bác sĩ.

Bệnh sởi
Điều trị các biến chứng tại cơ sở y tế

6. Hướng dẫn cách phòng tránh

Ta hãy thực hiện các biện pháp sau đây để tránh bệnh sởi:

  • Tiêm vắc xin sởi: Mọi người đều tiêm vắc xin sởi đủ liều và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

  • Nên tránh tiếp xúc từ giai đoạn người bệnh bắt đầu có triệu chứng và 4 ngày sau khi ban đỏ xuất hiện vì lúc này dễ lây bệnh sởi nhất. 

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nhiều vi khuẩn tránh lây nhiễm nhiều bệnh dịch. Thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ bảo vệ bạn và cả gia đình của bạn.

Bệnh sởi
Tiêm vắc xin sởi
  • Cách ly người bệnh: Nếu xung quanh bạn có ai đó mắc bệnh sởi. Từ khi người bệnh sởi có triệu chứng cần phải tách người đó ra khỏi cộng đồng đến khi khỏi bệnh. Điều này tránh làm bệnh sởi lây lan bùng phát thành dịch.

  • Nâng cao sức đề kháng: Với chế độ ăn uống cân đối, ngủ đủ và tập thể dục thường xuyên cơ thể ta sẽ luôn khỏe mạnh. Khả năng bị bệnh cũng ít đi, nếu mắc bệnh cơ thể bạn lúc này cũng nhanh khỏe lại hơn người khác.

Bệnh sởi
Chế độ ăn uống cân đối

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn và những người xung quanh hạn chế nguy cơ mắc bệnh sởi. Nhưng không thể giúp bạn tránh khỏi việc mắc bệnh sởi hoàn toàn. Việc tiêm phòng giúp ích nhiều nhất cả trong phòng bệnh cũng như chữa bệnh sởi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh sởi hãy liên hệ ngay dược sĩ Upharma để được giải đáp nhé.