Bệnh xương khớp ở người trẻ và những hậu quả khó lường
Bệnh xương khớp ở người trẻ ngày càng đáng báo động cả về số lượng và triệu chứng bệnh. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa, điều trị phù hợp. Cùng dược sĩ Upharma tìm hiểu chi tiết về bệnh xương khớp ở đối tượng người trẻ tuổi trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây bệnh xương khớp ở người trẻ
Số lượng người trẻ bị bệnh xương khớp đang ngày càng tăng nhanh trong các năm gần đây. Những bệnh lý về xương khớp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ dễ bị mắc bệnh xương khớp bao gồm:
1.1. Thừa cân
Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh xương khớp ở người trẻ. Cân nặng cơ thể vượt mức bình thường sẽ gây áp lực đáng kể lên các khớp như khớp gối, khớp hông. Béo phì, thừa cân lâu ngày gây ra tình trạng sụn khớp tổn thương nặng nề, dẫn đến bệnh lý thoái hóa khớp.

1.2. Ít vận động
Lối sống ít vận động dẫn đến người trẻ bị giảm khả năng tuần hoàn máu đến các khớp, khiến cho bề mặt sụn khô sần. Ngoài ra, việc các khớp không được vận động thường xuyên cũng dẫn đến biến đổi cấu trúc khớp. Nó có thể gây đau nhức và những biến chứng về xương khớp sau này.
1.3. Luyện tập quá mức
Bệnh xương khớp xảy ra có thể do nguyên nhân luyện tập thể dục, thể thao quá mức. Điều này có thể dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm. Vì vậy, khi tập luyện thể thao bạn cần lưu ý tập đúng kỹ thuật và tần suất vừa đủ, tránh gây chấn thương hay làm tổn thương khớp.

1.4. Di truyền
Nếu gia đình có thành viên mắc bệnh xương khớp, nguy cơ mắc bệnh tương tự ở thế hệ sau sẽ cao hơn. Vì vậy, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ này, hãy có chế độ tập luyện, bổ sung dinh dưỡng và thăm khám định kỳ. Điều này giúp phòng ngừa bệnh xương khớp xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2. Các bệnh xương khớp phổ biến ở người trẻ
Bệnh xương khớp ở người trẻ có thể phát triển theo nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh lý xương khớp phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi bao gồm:
2.1. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ở người trẻ là tình trạng bệnh rối loạn tự miễn, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 13 đến 16. Bệnh lý này có thể xuất hiện đột ngột và biến mất sau vài tháng chăm sóc, nhưng cũng có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng bao gồm đau, sưng và cứng khớp, đặc biệt là ở khu vực khớp gối, cổ tay và cổ chân.
2.2. Bệnh thoái hoá khớp
Thoái hoá khớp là bệnh lý xương khớp ngày càng gặp nhiều ở giới trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ngồi sai tư thế, ít vận động. Thoái hóa khớp gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, dẫn đến đau sưng và giảm chức năng vận động.
2.3. Bệnh gout
Bệnh xương khớp tiếp theo xuất hiện ở người trẻ phải kể đến bệnh Gout. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa Purin dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu và lắng đọng tinh thể muối urat ở mô khớp gây viêm. Bệnh này không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ, đặc biệt trong độ tuổi từ 30 – 40.

3. Cách điều trị bệnh xương khớp ở người trẻ
Bệnh xương khớp tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà sẽ có cách khắc phục khác nhau. Một số cách khắc phục bệnh xương khớp bạn có thể tham khảo như sau:
3.1. Châm cứu
Châm cứu là cách giúp giảm đau và hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh lý về xương khớp. Phương pháp này thực hiện bằng cách chích các kim nhỏ vào những huyệt cụ thể trên cơ thể để kích thích khả năng tự chữa lành của người bệnh

3.2. Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh là hai phương pháp giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng đau do bệnh xương khớp gây ra. Chườm nóng sẽ giúp hỗ trợ thư giãn cơ bắp cũng như tăng cường lưu thông máu. Chườm lạnh có tác dụng tốt trong giảm viêm và sưng tấy.

3.3. Dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý xương khớp, giảm triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp cần tuân thủ sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, tránh gây tác dụng phụ đến sức khoẻ.
3.4. Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh xương khớp người trẻ có triệu chứng nặng, phẫu thuật là biện pháp có thể cân nhắc. Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh xương khớp có thể là phẫu thuật cắt bỏ xương, phẫu thuật nội soi, hoặc thay thế khớp. Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp những phương pháp điều trị khác không có hiệu quả như ý.

4. Cách phòng bệnh xương khớp ở người trẻ
Để hạn chế tình trạng mắc bệnh xương khớp khi còn trẻ, bạn cần duy trì những thói quen tốt sau:
-
Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng là cách tốt nhất giúp bạn có hệ xương khớp khỏe mạnh. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi sẽ giúp bạn hạn chế tối đa mắc những bệnh lý về xương khớp.
-
Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp tăng cường cơ bắp và khả năng chịu đựng của xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh về xương hiệu quả.

-
Giữ cân nặng hợp lý: Bạn cần chú ý giữ cân nặng ở mức vừa phải để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp có thể giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả cho bạn.

Bài viết trên là những chia sẻ của dược sĩ Upharma về tình trạng mắc bệnh xương khớp ở người trẻ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Để tránh các bệnh lý về xương khớp, bạn cần có chế dinh dưỡng và tập luyện đúng cách. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức giúp ích cho quá trình chăm sóc sức khỏe hàng ngày.