Bướu cường giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bướu cường giáp là hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên diễn ra rất phổ biến hiện nay. Nhưng bệnh cường giáp là gì, có nguy hiểm không không phải ai cũng biết. Các bạn hãy cùng Upharma tìm hiểu rõ bệnh này qua bài viết sau để phòng ngừa, chữa trị kịp thời, hiệu quả.
1. Bướu cường giáp là gì? Triệu chứng
Bướu cường giáp có tên gọi khác là hội chứng cường giáp, cường tuyến giáp. Đây là hội chứng do cơ quan tuyến giáp sản sinh ra hormone nhiều hơn so với nhu cầu thực tế của cơ thể. Đồng thời, nó khiến nồng độ hormone giáp ở trong máu tăng lên.
Trong khi đó, hormone này có nhiệm vụ giúp trao đổi, chuyển hóa chất. Nếu sản xuất dư thừa hormone, các chức năng trong cơ thể sẽ tăng lên. Vì thế, người mắc bệnh cường giáp thường có các dấu hiệu sau:
-
Da nóng hơn, cảm thấy sợ nóng, chảy nhiều mồ hôi.
-
Thường xuyên thấy khó thở, hồi hộp khi làm việc quá sức hoặc xúc động.
-
Run tay.
-
Khó ngủ, lo lắng nhiều, thường xuyên cáu gắt, tính khí thay đổi thất thường.
-
Tóc giòn, yếu, da mỏng đi.
-
Chu kỳ kinh nguyệt không đều (nếu là nữ).
-
Sụt cân dù ăn nhiều.
-
Tiêu chảy thường xuyên khoảng 5 – 10 lần/ngày.
-
Bệnh Basedow (bướu cổ) sẽ có thêm triệu chứng lồi mắt, chảy nước mắt, chói mắt.
Nguyên nhân khiến hormone tuyến giáp tăng cao, gây hội chứng cường giáp chủ yếu là:
-
Bệnh bướu cổ.
-
Viêm tuyến giáp.
-
Dùng ít hoặc nhiều I-ốt.
-
Uống nhiều thuốc có chứa hormone tuyến giáp.
Bệnh bướu cổ gây bướu cường giáp
2. Bướu cường giáp có gây biến chứng nguy hiểm không?
Bướu cường giáp là một trong những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không chữa sớm và không tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh sẽ gặp biến chứng nguy hiểm sau:
2.1. Gây loãng xương
Hormone tuyến giáp nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của xương. Do đó, người bệnh thường gặp vấn đề về xương như loãng xương, gãy xương. Nếu bị bướu cường giáp, mọi người cần bổ sung canxi, chăm sóc sức khỏe xương để phòng ngừa, điều trị biến chứng hiệu quả.

2.2. Biến chứng tim mạch
Bệnh nhân mắc cường giáp thường cảm nhận thấy được tim đập nhanh. Lâu dần, bệnh sẽ gây ra tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim,… thậm chí bị đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Vì vậy, bệnh nhân cần chữa trị kịp thời, thực hiện đúng phác đồ điều trị để giúp nhanh khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
2.3. Biến chứng mắt
Hội chứng cường giáp cũng ảnh hưởng xấu tới mắt, chủ yếu tác động tới cơ, mô mềm ở mắt. Thông thường, người bị bệnh này sẽ bị giảm thị lực, mắt to và lồi hơn, nhạy cảm với ánh sáng. Thậm chí gây ra mù lòa.
2.4. Cơn bão giáp
Cơn bão giáp cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bướu cường giáp cũng thường gặp. Biểu hiện của biến chứng này là sốt cao trên 39 độ C, hôn mê, tim đập nhanh, thở gấp, tiêu chảy, suy nhược cơ thể… Nếu bệnh nhân không được cứu chữa kịp thời, điều trị đúng cách sẽ nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.
3. Bệnh cường giáp có chữa khỏi hoàn toàn không?
Người mắc bệnh bướu cường giáp cần thăm khám và sử dụng thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện sớm, chữa trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ và kịp thời, bệnh nhân có thể khỏi bệnh.
Hiện nay, phương pháp chữa trị hội chứng cường giáp ngày càng có nhiều. Tùy vào sức khỏe bệnh nhân và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Nếu nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định chữa trị bằng thuốc. Và sau 1 – 2 năm điều trị, tỷ lệ người khỏi bệnh khoảng 40 – 70%. Nếu nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp Iod phóng xạ hoặc tiến hành phẫu thuật.
Tuy nhiên, nếu không kiêng khem, người bệnh sau khi khỏi vẫn có thể tái phát lại. Do đó, bệnh nhân nên tái khám thường xuyên 3 tháng/lần để kiểm tra, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Ngoài phương pháp trên, nghỉ ngơi đầy đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng với người bệnh. Dù không chữa được nhưng cách này sẽ giúp kiểm soát tuyến giáp hoạt động, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Theo các bác sĩ, người bệnh bướu cường giáp nên ăn đa dạng các thực phẩm sau:
-
Các loại rau có màu xanh như bông cải xanh, rau ngót, rau bina…
-
Hoa quả như cà chua, cải mâm xôi, việt quất, dâu tây,…
-
Kẽm: Hạt bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân.
-
Sữa cùng với chế phẩm từ sữa.
-
Omega: Dầu ô liu, quả óc chó, cá béo, cá hồi,…
4. Cách phòng ngừa bướu cường giáp
Bệnh cường giáp diễn ra rất phổ biến, nhiều người đang mắc phải. Để phòng ngừa bệnh, đảm bảo tuyến giáp hoạt động tốt, bạn nên:
-
Tập thể dục mỗi ngày: Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai hơn, tăng cường được sức đề kháng, miễn dịch. Khi đó, kháng thể trong người sẽ nhận diện, tiêu diệt tế bào, làm nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ được giảm xuống.
Tập thể dục thường xuyên -
Dinh dưỡng hợp lý: Theo nhiều nghiên cứu, thực phẩm giàu chất oxy hóa có tác dụng phòng tránh bệnh tật, chống lại các gốc tự do. Do đó, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thực phẩm này để ngăn ngừa, làm chậm quá trình bướu cường giáp phát triển. Ngoài ra, mọi người cần chú ý đến việc ăn uống phù hợp, khoa học để có sức khỏe tốt nhất. Một số thực phẩm giàu chất oxy hóa như: Việt quất, lựu, dâu tây, cà chua, cà rốt…
-
Bổ sung I-ốt: I-ốt thừa hoặc thiếu là nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp. Thế nên, mọi người nên bổ sung I-ốt vừa đủ theo nhu cầu cơ thể. Nhất là người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai cần quan tâm tới vấn đề này để đảm bảo sức khỏe của bản thân, thai nhi.
Như vậy, Upharma đã giải đáp bướu cường giáp là bệnh gì, có biến chứng nguy hiểm gì không. Bạn hãy tăng cường tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ tuyến giáp, ngăn ngừa bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn liên hệ tới dược sĩ Upharma để giải đáp tốt nhất.