Cho bé ăn dặm kiểu Nhật: nên hay không nên?

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ thường rất đau đầu không biết lựa chọn cho bé kiểu ăn dặm nào. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm nhưng phổ biến nhất là ăn dặm kiểu Nhật. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ phân tích có nên hay không nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật hiện nay là một phương pháp ăn dặm khá phổ biến với các mẹ bỉm Việt Nam. Đây là phương pháp có nguồn gốc từ người Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là các món ăn cho bé sẽ được chế biến, nấu nướng tách biệt với nhau. Sau đó, cha mẹ trẻ sẽ đặt bé ngồi lên một chiếc ghế ăn dặm của trẻ em, và để trẻ tự lựa chọn và tự ăn đồ ăn. 

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp hướng tới chế độ ăn cho trẻ thật đa dạng, cung cấp đủ loại chất dinh dưỡng. Trẻ sẽ được “trải nghiệm” đa dạng các loại đồ ăn theo thực đơn. Mục tiêu chính của phương pháp này là giúp bé tự khám phá được nhiều loại thực phẩm mới, kích thích bé ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn.

. Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

2.1. Ưu điểm

2.1.1. Tập cho bé có khả năng ăn thô sớm

Với phương pháp ăn dặm này, ngay khi bắt đầu tập ăn dặm, bé sẽ được mẹ cho ăn thức ăn thô. Ăn thô nghĩa là bé sẽ được cho ăn luôn cháo loãng nấu theo công thức 1 gạo: 10 nước (rồi cho qua lưới để lọc bỏ những hạt quá to) thay vì ăn bột trước tiên. Khi mẹ cho bé tập thô sớm sẽ hạn chế tình trạng trẻ quen chỉ nuốt như khi ăn bột. Lúc này trẻ sẽ tập được phản xạ vừa nhai vừa nuốt.

Trẻ ăn thức ăn thô 

2.1.2. Giúp trẻ nhận biết được mùi vị

Đây là một trong những ưu điểm đáng kể nhất của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này. Phương pháp ăn dặm này giúp bé nhận biết được mùi vị riêng biệt, đặc trưng của từng loại thức ăn. Ngoài ra, khi chế biến đồ ăn cho bé, mỗi loại sẽ được để riêng sẽ giúp mẹ nhận biết được loại thức ăn trẻ yêu thích và không thích. Và quan trọng nhất là, nếu ăn tách riêng từng loại, bố mẹ trẻ có thể dễ dàng nhận biết được nguyên nhân nếu trẻ bị dị ứng. Lúc này sẽ nhanh chóng xác định được bé dị ứng với loại thực phẩm nào hơn là trường hợp cho bé ăn các món ăn được chế biến chung với nhau.

2.1.3. An toàn cho sức khỏe

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Trẻ sẽ thường ăn cháo loãng, rau củ mà không thêm nếm bất kỳ loại gia vị nào khác như mắm, muối vào đồ ăn. Nếu thêm thì chỉ thêm lượng rất nhỏ muối, chỉ bằng khoảng ¼ lượng muối trong khẩu phần của người lớn. Thói quen ăn nhạt này vừa tốt cho sức khỏe tim mạch vừa giúp bảo vệ thận của bé.

2.1.4. Hình thành tính tự lập, tự giác

Với phương pháp này, trẻ sẽ được bố mẹ cho ngồi trên ghế ăn dặm và lựa chọn món ăn mình ưa thích. Cha mẹ không phải mớm cho bé, cũng không cần phải rong trẻ đi ăn tạo thói quen dựa dẫm. Điều này sẽ giúp em phát triển được thói quen tự lập, tự giác trong việc ăn uống. 

Trẻ tự giác ăn 

 

2.2. Nhược điểm

2.2.1. Mất nhiều thời gian

Thực đơn ăn dặm theo phương pháp này gồm nhiều món riêng lẻ. Do vậy, việc thực hiện phương pháp này khá tốn thời gian chuẩn bị của mẹ. Mẹ phải bắt đầu từ công tác lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu đến bước chế biến từng món ăn. Ngoài ra, thực đơn cũng cần phải thay đổi liên tục để trẻ không bị ngán và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

2.2.2. Chi phí đầu tư cao

Để phục vụ cho công tác chuẩn bị chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần có bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật bao gồm: đĩa xay, ray, chày nghiền,...Ngoài ra, bố mẹ trẻ cũng nên trang bị cho con thêm ghế ăn dặm để bé tự ngồi ăn.

2.2.3. Trẻ không ăn được nhiều

Trẻ được tự chọn ăn món ăn mình ưa thích có thể dẫn đến trường hợp trẻ chỉ chọn đi chọn lại loại đồ ăn đó để ăn, mà không chọn món ăn trẻ không thích. Điều này dẫn đến trẻ có nguy cơ bị thiếu một số loại chất dinh dưỡng từ những món ăn trẻ không lựa chọn.

.Khi nào nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu được cho tập ăn dặm vào tháng thứ 6. Tháng thứ 6 là lúc hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá đầy đủ về mặt chức năng. Ngoài ra, bố mẹ trẻ có thể dựa vào các biểu hiện sau đây của trẻ để cân nhắc cho trẻ tập ăn dặm kiểu Nhật:

  • Trẻ đã biết cách phối hợp tay, miệng, và mắt: Bé có thể tự cầm, nắm được đồ vật như núm vú giả và cho vào miệng.

  • Thèm ăn/ Đòi ăn: Bé rất thích nhìn người lớn ăn hoặc đòi đồ ăn của người lớn. 

  • Biết cách ngậm thìa.

Tuy nhiên, nhiều trẻ có biểu hiện đòi ăn sớm nhưng cơ thể chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vậy nên, mẹ phải quan sát, tìm hiểu thật kĩ và đáp ứng nhu cầu kịp thời cho việc ăn dặm của con.

Nhưng tốt nhất vẫn nên là dùng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi trẻ vào tháng thứ 6. Vì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và việc giúp bé kích thích vị giác bằng các món ăn dặm sẽ rất hiệu quả.

Khi bé ăn dặm kiểu Nhật thì có nên cho trẻ bỏ hẳn bú sữa mẹ không?

Trong giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Lượng sữa và số lần mẹ cho trẻ bú sẽ giảm dần theo thời gian trẻ ăn dặm.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé

5.1. Loại thực phẩm

Mẹ bé nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ như: các loại rau củ, khoai lang, khoai tây, tinh bột, gạo, bánh mì,... Mẹ cần cân đối thực đơn sao cho bữa ăn của em có đủ 3 nhóm chất gồm vitamin, khoáng chất, đạm và tinh bột. Ngoài ra thực đơn ăn dặm cũng phải được thay đổi thường xuyên để bé được làm quen với những món mới, tránh tình trạng kén ăn.

5.2. Cách chế biến

  • Độ cứng của đồ ăn dặm: 

  • Tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ sẽ nấu cháo ăn dặm có độ đặc sánh phù hợp. 

  • Nên nghiền, hấp đồ ăn, hạn chế chiên rán.

  • Không thêm gia vị: thay vào đó có thể tận dụng độ ngọt của các loại rau củ.

5.3. Một số lưu ý khác

  • Mẹ nên để bé ngồi ăn dặm cùng bàn với cả nhà để tăng gắn kết tình cảm và kích thích bé ăn ngon hơn.

  • Cha mẹ không nên ép bé, thay vào đó nên khen ngợi để kích thích bé ăn.

  • Khi mẹ cho bé thử loại đồ ăn mới, mẹ bé cần kiên trì trong khoảng từ 3 – 4 ngày. Vì bé cần phải mất một khoảng thời gian để quen mùi vị lạ.

  • Mẹ không để một bữa ăn dặm của bé kéo dài quá lâu, không nên để bé vừa ăn vừa chơi. Một bữa ăn dặm chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút.

  • Chuẩn bị và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn cho trẻ.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật: nên hay không nên?

Vậy nên cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật? Nói chung, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là hoàn hảo. Để tối ưu hiệu quả, mẹ bỉm có thể kết hợp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với ăn dặm truyền thống.

Tổng kết lại, ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm nên được các mẹ áp dụng với trẻ. Khi áp dụng phương pháp này, mẹ nên chú ý một số lưu ý như bài viết đã nêu để có hiệu quả nhất. Chúc các mẹ áp dụng tốt phương pháp này và các bé ăn ngon, chóng lớn. Hi vọng các bạn sẽ tiếp tục theo dõi các bài viết khác của hệ thống nhà thuốc Upharma!