Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào sau 3 tháng đầu thai kỳ?
Mang thai là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ đã có những sự thay đổi. Có thể sự thay đổi từ bên ngoài chúng ta chưa nhận ra được nhưng về mặt tinh thần chắc chắn đã có sự khác biệt. Hãy cùng nhà thuốc Upharma tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. Tại sao phải chú trọng theo dõi sức khỏe 3 tháng đầu thai kỳ?
Nếu mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe ngay từ những ngày đầu tiên thì chắc chắn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì giai đoạn 3 tháng đầu có thể quyết định sức khỏe của mẹ trong cả thai kỳ:
-
Quyết định sự phát triển của con: Trong những ngày đầu thai kỳ bé con trong bụng mẹ đã phát triển. Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra tại thời điểm này có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Theo dõi sức khỏe thai định kì -
Quản lý rủi ro: Những bất thường trong việc mang thai có thể phát hiện sớm từ 3 tháng đầu. Đó là thai ngoài tử cung hay các vấn đề dị tật bẩm sinh ở bé. Nhiều trường hợp mẹ bầu có thể được bác sĩ tư vấn về việc tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ
-
Theo dõi kịp thời chăm sóc sức khỏe của người mẹ: Sức khỏe của người mẹ cũng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu. Việc theo dõi sức khỏe giúp đảm bảo rằng người mẹ đang nhận đủ dinh dưỡng.
Tóm lại, việc chú trọng theo dõi sức khỏe trong 3 tháng đầu thai kỳ là cần thiết. Theo dõi sức khỏe thai kỳ sớm sẽ hạn chế rủi ro và chăm sóc kịp thời cho cả mẹ và bé.
2. Những thay đổi ở cơ thể người mẹ trong giai đoạn này
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bằng quan sát cũng có thể nhận biết được một số thay đổi ở cơ thể người mẹ như sau:
-
Thay đổi ở bụng: Dù mẹ có thể chưa thấy rõ những thay đổi bên ngoài. Bên trong tử cung đã bắt đầu thấy có sự co giãn mở rộng cho con có nơi phát triển. Mẹ sẽ cảm nhận được sự căng tròn và mềm mại ở vùng bụng dưới.
-
Thay đổi về vòng một: Vòng một có thể to hơn về kích thước hơi căng tức. Sự thay đổi này là để chuẩn bị cho việc tiết sữa cho con bú về sau.
-
Thay đổi về khứu giác và vị giác: Một số phụ nữ có thể trở nên nhạy cảm với mùi vị, đặc biệt là những mũi mùi nồng.
-
Thay đổi hormone làm cơ thể mệt mỏi và buồn nôn: Mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi do sự biến động hormone. Hiện tượng buồn nôn và nôn có thể xuất hiện, đa số các mẹ sẽ thấy buồn nôn vào buổi sáng.
Mẹ bầu thời kì 3 tháng đầu -
Tâm trạng thất thường: Chúng ta có thể sẽ thấy chị em trở nên khó tính, tâm trạng thất thường hơn khi mang thai. Ban đầu có thể từ cảm xúc vui mừng hạnh phúc đến lo lắng bất an khi chưa sẵn sàng mang thai. Tâm trạng thất thường cũng là do ảnh hưởng của hormone.
Những thay đổi này thường gặp trong giai đoạn đầu thai kỳ của bất cứ chị em nào. Tuy nhiên, mỗi người có thể trải qua những trải nghiệm mang thai khác nhau tùy vào cơ địa và điều kiện sức khỏe.
3. 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên ăn gì?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc ăn uống của mẹ cần chú trọng hơn bao giờ hết. Mẹ ăn còn để nuôi em bé, mẹ ăn gì em bé cũng nhận chất từ đó. Có một số chất mẹ cần chú ý bổ sung sớm ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ như:
-
Acid folic: Việc bổ sung có thể qua việc ăn những thực phẩm như rau xanh và các loại ngũ cốc hàng ngày. Bổ sung acid folic đủ từ đầu sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh bình thường trong bụng mẹ.
-
Canxi: Rất cần thiết vì sự phát triển của xương của con nên mẹ phải bổ sung canxi sớm. Canxi có nhiều ở trong sữa, cá hồi và trong một số rau củ khác...
-
Sắt: Có thể bổ sung sắt bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: thịt đỏ, các loại cá, ngũ cốc nguyên hạt…
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu -
Protein: Sự phát triển của cơ bắp và sản sinh tế bào mới là nhờ có protein. Trong thịt, cá cũng có nhiều protein. Ăn một số thực phẩm từ đậu nành, quả bơ cũng sẽ giúp bổ sung protein.
-
Omega-3 axit béo sẽ giúp hệ thần kinh của con phát triển toàn diện. Các nguồn thức ăn giàu omega-3 bao gồm cá hồi, hạt lanh, dầu cá…
-
Vitamin D làm tăng hấp thụ canxi. Nguồn vitamin D có thể lấy từ: cá hồi, trứng..
Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết không chỉ trong giai đoạn đầu của thai kỳ mà bất kể khi nào. Nhưng khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần một lượng dinh dưỡng gần như gấp đôi thông thường để nuôi dưỡng em bé.
4. Những lưu ý cho mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, có một số điều mẹ cần thực sự lưu ý. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé thì hãy tuân thủ những điều dưới đây:
-
Chế độ ăn uống: Mẹ hãy đảm bảo có một chế độ ăn uống cân đối và giàu dưỡng chất, bao gồm acid folic, canxi, sắt, protein và omega-3. Tránh dùng một số đồ uống chứa cồn hay cafein. Một số loại thức ăn như: thịt sống, cá sống, trứng sống…
-
Bổ sung khoáng chất và một số vitamin: Cơ thể chúng ta bình thường cũng có thể bị thiếu những chất này do ăn uống thiếu chất. Vì vậy có thể bác sĩ sẽ khuyên các mẹ bầu sử dụng thêm những viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất.
-
Kiểm soát stress và giữ tinh thần mẹ bầu luôn vui vẻ: Mẹ có thể học cách quản lý tâm trạng bằng cách thực hiện các hoạt động như: thiền, yoga, và thể dục nhẹ…
-
Duy trì cân nặng ổn định tăng cân đúng cách: Mẹ bị tăng cân quá mức hoặc thiếu cân đều có thể ảnh hưởng đến bé.
-
Cần tránh khói thuốc lá, hóa chất làm đẹp mạnh, thuốc trừ sâu hoặc một số chất làm sạch mạnh có thể gặp trong công việc sinh hoạt hằng ngày.
Tránh xa khói thuốc lá
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề hoặc thay đổi bất thường nào hãy báo ngay cho bác sĩ của mình. Với những mẹ có hiện tượng thai nghén việc nhận ra thay đổi trong thai kỳ sẽ càng rõ ràng hơn. Mẹ hãy chú ý quan sát chăm sóc cơ thể ngay từ những ngày đầu thai kỳ nhé. Nếu có thắc mắc nào về những thay đổi về cơ thể trong thai kỳ hãy liên hệ dược sĩ Upharma ngay để nhận được tư vấn sớm nhất.