Con khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Các mẹ bỉm sữa khi nghe thấy cụm từ khóc dạ đề sẽ thấy quen thuộc vì tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là gì? Việc khóc dạ đề thì bao lâu sẽ hết và quan trọng hơn là biện pháp có thể cải thiện nó như thế nào? Hãy cùng Upharma tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khóc dạ đề là gì?

Đây được hiểu là tình trạng trẻ quấy khóc, ngủ không yên, hay giật mình xảy ra vào thời điểm ban đêm. Đặc biệt hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn 2 tuần hoặc 3 tuần đến 3 tháng tuổi và lặp lại nhiều lần, có thể là hàng đêm. Tuy nhiên mọi người cần chú ý, đây là một cách chỉ tình trạng trẻ quấy khóc nhiều và nó không phải bệnh lý.

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề sẽ gây ra nhiều một số ảnh hưởng tiêu cực đến chính sức khỏe và tâm lý của bé. Nó khiến trẻ ngủ không đủ giấc, mà khi thiếu ngủ thì trẻ sẽ mệt mỏi và có thể là kém hấp thu dinh dưỡng. 

Ngoài ra việc quấy khóc quá nhiều cũng gây hại đến cổ họng và thanh quản làm bé dễ mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản,... Không chỉ thế, điều này còn ảnh hưởng đến những người chăm sóc xung quanh. Do trẻ khóc nhiều vào ban đêm thì cha mẹ, ông bà không ngủ được, từ đó dẫn đến lo âu, mệt mỏi thậm chí là stress tinh thần.

khóc dạ đề
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng khóc dạ đề của bé trong nhiều tình huống cụ thể chưa được tìm thấy. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên do của hiện tượng này:

2.1.1. Trẻ bị đau

Khi bị loét miệng, đau bụng, dị ứng thức ăn, tã lót ẩm ướt bó chặt có thể gây nên các cơn đau khó chịu cho bé. Cha mẹ quan sát thấy vào ban ngày, trẻ vẫn vui chơi, ăn uống bình thường, tâm trạng ổn định nhưng đến đêm lại quấy khóc. Thì đây có thể là do trẻ đang bị đau, khiến cơ thể không thoải mái. Cơn đau gây tác động mạnh lên bé và bé khóc thét lên, co quắp cơ thể để phản ứng lại nó.

2.1.2. Trạng thái tâm lý của mẹ khi mang bầu

Đây được xem như một giả thuyết giải thích cho lý do trẻ sơ sinh khóc dạ đề. Trong thời gian mang thai, khá nhiều trường hợp tâm lý của mẹ không ổn định, luôn lo lắng, bất an. 

Việc này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi mà còn dẫn đến hệ lụy về sau khi bé được sinh ra. Bởi trạng thái tâm lý của trẻ liên quan trực tiếp đến tâm lý của mẹ. 

Khi mẹ bầu vui vẻ thoải mái, lạc quan, hạnh phúc thì trẻ sinh ra cũng sẽ ngoan ngoãn và ngược lại.

khóc dạ đề
Tâm lý của mẹ không ổn định khi mang thai

2.1.3. Trẻ gặp các kích thích quá mức

Các bé có cơ chế đặc biệt để tránh hoặc tiếp nhận các kích thích xung quanh ở những mức độ vừa phải. Vì vậy nếu gặp các tác động như âm thanh lớn, ánh sáng quá mạnh sẽ vượt qua giới hạn chịu đựng của trẻ. Khi đó trẻ khóc nhiều, quấy nhiều như một cách để giải tỏa cho đến khi cơ thể có thể thích ứng với kích thích.

2.1.4. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh rất dễ bị chướng bụng, khó tiêu do hệ tiêu hóa chưa thực sự được hoàn thiện. Dùng sữa không hợp hoặc sữa mẹ không đảm bảo,... có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, cảm thấy khó chịu, ngủ không yên giấc.

khóc dạ đề
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện

2.2. Dấu hiệu nhận biết

Một số biểu hiện có thể giúp mẹ nhận biết bé của mình có đang gặp tình trạng khóc dạ đề không:

  • Khóc nhiều hơn 3 ngày trong một tuần

  • Khóc liên tục kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày

  • Một tháng khóc nhiều hơn 3 tuần

Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như trẻ khóc thét, toàn thân đỏ hồng, ưỡn cong người, bàn tay nắm rất chặt, chân co quắp lại.

khóc dạ đề
Dấu hiệu trẻ khóc dạ đề

3. Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Hiện tượng này gặp phổ biến ở lứa tuổi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Khi đó, thường trẻ sẽ khóc trong khoảng thời gian hơn 3 tháng và sẽ dứt. Cụ thể, tình trạng này sẽ bắt đầu khi trẻ ở 3 tuần tuổi và đạt đỉnh điểm vào tuần tuổi thứ 6. Khi được 12 tuần tuổi, trẻ sẽ giảm quấy khóc và đến mốc 3 tháng thì việc khóc dạ đề sẽ ngừng lại, không xảy ra nữa. 

Đây được xem như là một vấn đề sinh lý bình thường ở đối tượng trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong thời gian dài khi trẻ khóc quá nhiều có thể chậm lợn, ăn ít, ngủ ít. Vì vậy các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến thời gian và mức độ quấy khóc của trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Tránh để hiện tượng này ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ và tâm lý của chính cha mẹ.

khóc dạ đề
Khóc dạ đề sẽ ngừng lại khi trẻ được 3 tháng tuổi

4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Có rất nhiều cách thức và phương thức khác nhau mà mẹ có thể áp dụng để giảm hiện tượng khóc dạ đề của bé. Có những cách là từ mẹo dân gian, kinh nghiệm của ông bà. Cũng có những biện pháp là do khoa học nghiên cứu ra. 

4.1. Dỗ dành trẻ

Khi trẻ gặp khó chịu, mệt mỏi, cha mẹ cần dịu dàng ôm ấp chứ không nên mất kiên nhẫn. Hơi ấm và nhịp tim đều đặn của mẹ sẽ giúp bé yên tâm và thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ có thể hát ru bằng những lời hát quen thuộc, âm thanh êm ái. Việc này góp phần để trẻ nhanh bình tĩnh lại và không còn quấy khóc.

khóc dạ đề
Dỗ dành trẻ 

4.2. Massage bụng cho trẻ

Nguyên nhân gây khóc dạ đề có thể là do trẻ bị đầy hơi, chậm tiêu, vì vậy massage bụng cho bé là rất cần thiết. Mẹ nên đặt con nằm ngửa, tránh úp sấp, nhẹ nhàng đặt ngón tay lên bụng bé và xoa theo chiều thuận kim đồng hồ. 

4.3. Không rung lắc trẻ

Một số bậc cha mẹ khi con khóc nhiều thường có thói quen rung lắc để trẻ nín khóc. Tuy nhiên đây hoàn toàn không phải việc nên làm vì có thể tạo thêm kích thích với trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp lắc mạnh còn ảnh hưởng đến não bộ do bé bật ngửa ra sau.

4.4. Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu trẻ đang bú mẹ mà gặp phải tình trạng khóc dạ đề thì mẹ nên điều chỉnh khẩu phần ăn uống phù hợp. Đặc biệt trong thời gian này, mẹ cần tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Hoặc trường hợp bé đang sử dụng sữa ngoài, phù huynh cần xem xét thay đổi loại sữa khác. Nguyên nhân có thể vì sữa bé đang uống không đảm bảo, không hợp với bé hoặc gây dị ứng. 

khóc dạ đề
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ khi trẻ còn đang dùng sữa mẹ

4.5. Tạo môi trường thoải mái cho bé

Nếu ngủ trong không gian yên tĩnh, ánh sáng ấm và tư thế êm ái thì bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể cho bé tiếp xúc với các tiếng động mức độ vừa phải. Mục đích là để giúp bé dễ dàng thích ứng khi gặp phải thay đổi môi trường đột ngột.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng khóc dạ đề của trẻ sơ sinh. Qua các dấu hiệu tiêu biểu mà mẹ có thể biết được con mình có đang gặp hiện tượng này không. Và quan trọng nhất là các biện pháp áp dụng để bé giảm việc khóc dạ đề. Nhà thuốc Upharma hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm rõ các kiến thức liên quan đến vấn đề này để có phương pháp ứng phó tốt nhất