Đột quỵ: những điều cần biết và các biện pháp để giảm nguy cơ đột quỵ.
1. Vậy những đối tượng nào được coi là đột quỵ ở người trẻ.
1. Vậy những đối tượng nào được coi là đột quỵ ở người trẻ.
Những đối tượng bị đột quỵ ở độ tuổi từ 15-45 được coi là đột quỵ ở người trẻ. Theo nghiên cứu nam giới có tỷ lệ mắc đột quỵ gấp 4 lần nữ giới. Trước đây đối tượng này khá ít, tuy nhiên do thói quen sinh hoạt cũng như những thay đổi của mô hình bệnh tật khiến bệnh ngày càng phổ biến. Hậu quả của đột quỵ là vô cùng nặng nề vì vậy mỗi bạn trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh bệnh.
2. Yếu tố nguy cơ khiến người trẻ dễ bị đột quỵ
2. Yếu tố nguy cơ khiến người trẻ dễ bị đột quỵ
- Những người có rối loạn chuyển hóa lipid có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường. Những rối loạn chuyển hóa này có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc mạch máu làm giảm sự bền vững của thành mạch tăng nguy cơ xuất huyết, tắc nghẽn mạch máu.
- Béo phì, thừa cân là nguyên nhân dẫn đến các bệnh rối loạn chuyển hóa trong đó điển hình là đái tháo đường, mỡ máu,...
- Bệnh nhân có tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ trong bệnh đột quỵ. Khi huyết áp tăng và tăng gánh nặng lên mạch máu khiến mạch máu dễ bị tổn thương. mạch máu tổn thương còn có thể hình thành cục máu đông nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch trong đột quỵ.
- Bệnh nhân sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...Đối tượng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn, do tính chất công việc
3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ.
3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ.
Những dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn sang những bệnh khác
- Bệnh nhân có thể bị liệt một bên mặt, cơ mặt bị co kéo về một bên, khó phát âm, hoặc đột ngột trở nên nói ngọng. Một số bệnh nhân phát hiện mình bị đột quỵ do cảm thấy giọng nói khác lạ so với thường ngày.
- Một số bệnh nhân cảm thấy đau đầu nên thường bị nhầm lẫn sang một số bệnh thường gặp khiến bệnh nhân chủ quan. Chỉ khi các triệu chứng rầm rộ hơn hoặc bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê thì mới được đưa đến bệnh viện. Thường với những trường hợp này đã bị quá giai đoạn vàng của bệnh
- Bệnh nhân bị giảm thị lực đột ngột và thường xảy ra với một bên mắt nguyên nhân là do thiếu máu đến động mạch nuôi mắt khiến bệnh nhân nhìn mờ hoặc thậm chí ko thấy vật thể.
- Nhiều bệnh nhân cơn đột quỵ xảy ra khi đang lái xe thực sự rất nguy hiểm. Bệnh nhân chóng mặt, mất tay lái dẫn đến tai nạn giao thông thương tiếc.
Khi có 1 trong số những biểu hiện bất thường như trên cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất đê được điều trị và chẩn đoán. Quá thời điểm vàng cơ hội sống sót và hội phục của bệnh nhân là rất thấp.
4. Biến chứng của đột quỵ
4. Biến chứng của đột quỵ
Có thể tất cả mọi người đều biết đột quỵ có hậu quả vô cùng nặng nề.Sau cơn đột quỵ bệnh nhân có thể gặp một số tình trạng sau đây:
- Thay đổi vận động: Nhiều trường hợp bệnh nhân không còn khả năng vận động sau đột quỵ gây áp lực nặng nề lên bệnh nhân cũng như gia đình người bệnh. nếu may mắn hơn bệnh nhân có thể vẫn có thể hoạt động nhưng bị hạn chế ở một mặt nào đó.
- Thay đổi tính cách: Bệnh nhân trở nên cáu gắt, thay đổi tính tình, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể quên ký ức về bản thân, gia đình mất khả năng học hỏi, làm việc.
- Đa số bệnh nhân sau cơn đột quỵ đều bị suy giảm sức khỏe, bệnh nhân dễ mắc các bệnh hơn so với người bình thường. Một số bệnh nhân phải nằm dài ngày mắc các bệnh viêm phổi rất khó điều trị.
- Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, rơi vào trầm cảm, lo âu cần đến sự hỗ trợ của các liệu pháp tâm lý.
5. Cách để giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
5. Cách để giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Dù bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, hút thuốc lá hay nhưng người khỏe mạnh bình thường cũng cần được khám sức khỏe định kỳ. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn bệnh xảy ra.
Nếu bệnh nhân đang có những thói quen ảnh hướng đến tim mạch não bộ cần thay đổi thói quen sống, chọn cho mình một thói quen sống lành mạnh và khoa học. Việc bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở cả người trẻ tuổi và người cao tuổi.
Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh chuyển hóa cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, giảm cân theo yêu cầu để hạn chế những biến chứng trên não và tim mạch.
Ngoài ra những người có yếu tố nguy cơ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa acid folic và B12. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng acid folic và B12 làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Những thực phẩm hạt, cải bó xôi, súp lơ,măng tây, dưa vàng, trứng… chứa nhiều 2 thành phần này và rất hay gặp trong thực phẩm hàng ngày của các gia đình
Ngoài ra, trong chế độ ăn chú ý ăn nhiều loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc; ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường... để phòng tránh bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường.
Cần luyện tập thể dục 30 phút hằng ngày, vì tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.