Hắc lào- Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị.
1. Bệnh Hắc lào là gì?
1. Bệnh Hắc lào là gì?
Bệnh Hắc lào hay còn gọi là bệnh nấm đồng tiền là một loại nấm da do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây lên. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều vùng da của cơ thể như: da tay, da chân, khủy tay, kẽ chân…..Bệnh Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng đặc biệt là vào thời tiết giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân hoặc mùa xuân và mùa hạ. Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm này phát triển mạnh mẽ.
2. Nguyên nhân gây bệnh Hắc lào
2. Nguyên nhân gây bệnh Hắc lào
3 vi nấm thường gây bệnh Hắc lào hay gặp nhất là:
- Trichophyton
- Microsporum
- Epidermophyton
Vì hắc lào do vi nấm gây lên, chính vì thế nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do thói quen sinh hoạt, cách vệ sinh cá nhân, nguồn nước ….. chưa thực sự được sạch sẽ khiến cho vi nấm tồn tại trên da, phát triển và gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh hắc lào điển hình:
- Vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ, không tắm gội thường xuyên, cơ thể nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh
- Sử dụng quần áo đồ lót ẩm ướt
- Nguồn nước bẩn sử dụng để tắm gội, vệ sinh cá nhân và giặt giũ quần áo làm cho vi khuẩn tồn tại sẵn trong nước xâm nhập vào da.
- Lây nhiễm từ những bệnh nhân mang vi nấm tồn tại trước đó bằng cách: mặc lại quần áo, sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc nước của nhiễm bệnh. Quan hệ tình dục không an toàn với những bệnh nhân hắc lào
3. Dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh hắc lào?
3. Dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh hắc lào?
Bệnh da liễu thường rất đa dạng và khó phân biệt chúng với nhau, tuy nhiên bệnh hắc lào có những biểu hiện rất đặc trưng và dễ dàng được nhận biết.
- Hắc lào có những dấu hiệu nhận biết đặc hiệu như xuất hiện các vết ngứa, mẩn đỏ, có mụn nước, vùng ngứa thường có hình tròn như đồng tiền.
- Khiến cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm. Về đêm vết ngứa trở nên trầm trọng hơn, ngứa nhiều khi thời tiết trở lên nóng bức.
- Vùng bị bệnh xuất hiện nổi mẩn đỏ, sau đó lan sang các vùng khác trên cơ thể như mặt, ngực, bụng, chân tay, bẹn……. Hắc lào lan nhanh nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả.
4. Phương pháp điều trị bệnh hắc lào?
4. Phương pháp điều trị bệnh hắc lào?
Hắc lào là bệnh ngoài da, dễ dàng lây nhiễm và có thể khỏi nếu điều trị đúng cách. Điều trị hắc lào phải kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
* Điều trị tại chỗ:
Các thuốc điều trị tại chỗ có hoạt chất sau đây:
- Ketoconazol
- Miconazol
- Clotrimazol,...
Bôi thuốc liên tục và đều đặn để làm giảm triệu chứng ngứa, lan rộng, lây qua vùng khác trên cơ thể. Tại vết hắc lào, dù có cảm giác ngứa nhiều nhưng bệnh nhân phải hạn chế gãi, vì gãi vô tình là trầy xước vùng da bị bệnh dễ khiến bội nhiễm.
* Điều trị toàn thân:
Các thuốc điều trị toàn thân có chứa các hoạt chất sau đây:
- Thuốc kháng nấm: nizoral, Itraconazole
- Các loại thuốc kháng histamin giúp giảm tình trạng ngứa cho bệnh nhân bị hắc lào
- Nếu tại vùng tổn thương nếu có xuất hiện bội nhiễm thì phải dùng kháng sinh. Liều lượng và cách dùng kháng sinh tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
5. Phòng ngừa bệnh hắc lào?
5. Phòng ngừa bệnh hắc lào?
Hắc lào là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác và lây nhiễm giữa các vùng trong một cơ thể. Hắc lào cũng có khả năng tái nhiễm lại nhiều lần, vì thế có các biện pháp phòng ngừa bệnh, phòng ngừa tái nhiễm là thực sự cần thiết.
- Không sử dụng chung quần áo và các vật dụng cá nhân với người khác
- Phơi quần áo thật khô trước khi sử dụng
- Tránh mặc quần áo quá chật, không thấm hút được mồ hôi
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, sử dụng sữa tắm gội phù hợp với làn da
- Khi bị mắc bệnh hắc lào bệnh nhân cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, tránh bệnh tái phát lại.
- Nếu có nuôi các thú cưng như chó, mèo thì phải giữ gìn môi trường sống thật sạch sẽ tránh để lây nhiễm bệnh từ các loại động vật này.
- Người bị bệnh hắc lào phải tránh tiếp xúc với những người xung quanh, tránh lây nhiễm bệnh cho họ