Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Hỏi đáp: Thức khuya có bị suy thận không?

Thức khuya liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận. Tuy nhiên, thức khuya có bị suy thận không vẫn là câu hỏi khiến nhiều người trẻ băn khoăn. Cùng Upharma tìm hiểu những chia sẻ về sự liên quan giữa thức khuya và suy thận trong bài viết dưới đây.

1. Những tác hại của việc thức khuya đối với cơ thể

Trước khi tìm hiểu thức khuya có bị suy thận không, chúng ta cùng điểm qua về những tác hại chung của việc thức khuya đối với cơ thể. Cụ thể những tác hại phải kể đến bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Người thức khuya nhiều thường có nguy cơ bị đau đầu, suy giảm trí nhớ. Điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, công việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Thức khuya có bị suy thận không
Thức khuya làm tăng nguy cơ đau đầu, suy giảm trí nhớ
  • Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Thức khuya có thể làm bạn bị tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp.

  • Rối loạn nội tiết: Thức khuya có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Tình trạng thức khuya lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể khiến phụ nữ bị rối loạn nội tiết.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

2. Thức khuya có bị suy thận không?

Thức khuya có bị suy thận không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng thức khuya sẽ làm tăng nguy cơ suy thận. Thức khuya lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng thận theo thời gian có thể dẫn đến suy thận. Thức khuya dẫn đến suy thận vì những lý do sau:

  • Do bị cản trở quá trình chuyển hóa độc tố: Thức khuya có thể cản trở quá trình chuyển hóa độc tố urê bình thường của thận. Điều này dẫn đến tốc độ lưu thông máu trong thận giảm đáng kể.

  • Tăng gánh nặng xử lý chất thải: Khi thức khuya, thận của bạn cần phải hoạt động quá sức để xử lý những chất thải và chất chuyển hoá. 

  • Thúc đẩy bệnh thận tiến triển: Thức khuya kết hợp thói quen nhậu nhẹt, ăn mặn là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến nhanh.  

Thức khuya có bị suy thận không
Thức khuya thúc đẩy bệnh thận tiến triển

3. Những thói quen khác gây suy thận ở người trẻ tuổi

Ngoài thức khuya còn rất nhiều thói quen xấu khác có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh lý về thận. Cụ thể những thói quen cần tránh như sau:

3.1. Nhịn tiểu thường xuyên

Nhịn tiểu làm tăng áp lực lên bàng quang và thận, lâu ngày sẽ gây tổn thương đến những bộ phận này. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và thận. Vi khuẩn có thể phát triển trong bàng quang của bạn khi nước tiểu bị ứ đọng, dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, để tránh làm tăng nguy cơ bị suy thận bạn không nên nhịn tiểu.

3.2. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những thói quen trong ăn uống hàng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thận, bao gồm:

  • Ăn thực phẩm chứa nhiều muối và đường: Nhóm thực phẩm này gây tăng áp lực lên thận của bạn và dẫn đến bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn muối và đường.

  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu đạm: Khi bạn ăn quá nhiều nhóm thực phẩm nhiều đạm như thịt, cá, tôm, rau xanh đậm… Bạn sẽ đồng thời làm tăng gánh nặng cho thận do quá trình lọc, đào thải chất đạm khó khăn hơn.

  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều phốt-pho và natri. Nếu bạn sử dụng quá nhiều những loại thực phẩm này cũng tạo áp lực lớn đến thận.

3.3. Uống ít nước

Thận cần nước để lọc độc tố và chất cặn ra khỏi cơ thể. Nếu uống ít nước trong thời gian dài, nước tiểu sẽ ngày càng đậm màu. Từ đó các chất khó tan trong nước tiểu của bạn sẽ lắng đọng tạo thành sỏi. Vì thế nên người uống ít nước có nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý uống đủ lượng nước để tránh nguy cơ mắc phải những bệnh lý liên quan đến thận. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước khoáng để cơ thể hấp thu thêm những dưỡng chất cần thiết.

Thức khuya có bị suy thận không
Thói quen uống ít nước tăng nguy cơ tạo thành sỏi thận

3.4. Hút thuốc và uống rượu nhiều

Khói thuốc làm co mạch máu, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận. Rượu cũng là tác nhân xấu làm tăng gánh nặng cho thận từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thận. Để bảo vệ thận và sức khỏe nói chung, chúng ta cần phải từ bỏ những thói quen sinh hoạt xấu và duy trì lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ. 

4. Bảo vệ chức năng thận khi phải thức khuya

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh tỷ lệ người trẻ bị suy thận ngày càng nhiều. Tuy biết là có hại nhưng những người trẻ hiện nay khó có thể ngủ sớm do công việc cuộc sống bận rộn. Nếu chưa thể loại bỏ ngay thói quen thức khuya, bạn có thể bảo vệ chức năng thận bằng những biện pháp sau:

  • Cố gắng ngủ khi có thể: Khi có thời gian, bạn nên cố gắng ngủ bù để giảm thiểu tác hại của việc thiếu ngủ. Những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn.

Thức khuya có bị suy thận không
Ngủ đủ giấc để bảo vệ chức năng thận
  • Uống đủ nước: Việc duy trì uống đủ nước giúp thận của bạn lọc loại bỏ chất cặn và độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Khi thức khuya, bạn nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng đảm bảo bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết. Người có nguy cơ bị suy thận nên hạn chế tối đa ăn các món ăn chứa nhiều đường, món mặn…

  • Giữ tâm lý thoải mái: Tâm lý ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và hệ miễn dịch của con người. Bạn nên giữ tâm lý thoải mái bằng cách tập yoga, thiền hay nghe nhạc thư giãn. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình bảo vệ sức khỏe, hạn chế các bệnh lý về thận có thể xảy ra.

Bài viết trên là những chia sẻ của dược sĩ Upharma giúp bạn giải đáp câu hỏi thức khuya có bị suy thận không. Thức khuya là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Nếu bắt buộc phải thức khuya, bạn hãy tham khảo những biện pháp kể trên để bảo vệ chức năng thận của mình nhé.