Kiết lỵ: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị.
1. Nguyên nhân của bệnh kiết lỵ là gì?
1. Nguyên nhân của bệnh kiết lỵ là gì?
Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella là nguyên nhân chính gây ra kiết lỵ. Bệnh có thể bùng phát gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Đây là 2 bộ phận có cấu trúc giải phẫu nằm dưới cùng của ống tiêu hóa có chức năng giữ các thức ăn đã được tiêu hóa.
Bệnh kiết lỵ lây truyền qua phân, hay gặp ở đối tượng trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ em chưa hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn so với người lớn. Khi đi vệ sinh không rửa tay, dùng tay trần ăn thức ăn và chạm vào đồ ăn của người khác là một yếu tố thuận lợi để vi khuẩn có thể lây lan và gây nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ như thế nào?
2. Triệu chứng của bệnh kiết lỵ như thế nào?
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bùng phát bệnh thì có thể dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như tiêu chảy, trẻ có thể đi phân lỏng quá 3 lần mỗi ngày hay tính chất phân có nhầy, có máu, trẻ quấy khóc, chán ăn hay sốt li bì do mất nước và điện giải.
Người lớn cần quan sát kĩ và phát hiện kịp thời các dấu hiệu ở trẻ để có phương pháp xử lí hiệu quả, có thể đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để theo dõi và điều trị.
3. Điều trị bệnh kiết lị như thế nào?
3. Điều trị bệnh kiết lị như thế nào?
Do nguyên nhân bệnh sinh của kiết lỵ là do vi khuẩn nên liệu pháp đầu tay có thể sử dụng để điều trị bệnh là sử dụng các kháng sinh nhằm ngăn chặn và nhân lên của vi khuẩn cũng như loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể sống.
Trẻ có thể có dấu hiệu mất nước do thoát nhiệt hay tiêu chảy nhiều lần vì vậy việc sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải vô cùng quan trọng trong trường hợp này. Các ion như Na +, K+ có thể đi ra ngoài cơ thể gây nên các triệu chứng nguy hiểm như co giật, tụt huyết áp, vì vậy bố mẹ cần bổ sung ngay bằng các dung dịch điện giải. Bù nước và điện giải trên thị trường hiện nay đang có ba dạng bào chế phổ biến như viên nén hòa tan như Hydrite, gói pha Drink hay có thể dùng các loại pha sẵn, đã được điều vị để thuận tiện cho việc sử dụng cho trẻ như Zozo… Tất cả các dung dịch bù nước và điện giải này đều đang có mặt tại hệ thống nhà thuốc Upharma
Ngoài ra bố mẹ có thể tự pha dung dịch cho trẻ tại nhà bằng nước và muối theo tỷ lệ đã được bộ y tế khuyến cáo, nhưng việc này chỉ là biện pháp tạm thời nếu không mua được các dung dịch oresol đã được pha sẵn và chuẩn theo điều kiện quy định.
4. Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ như thế nào?
4. Cách phòng tránh bệnh kiết lỵ như thế nào?
Bệnh kiết lỵ ảnh hưởng nhiều bởi lối sống và thói quen sinh hoạt của cá nhân người bệnh. Vì vậy việc đầu tiên là thay đổi chế độ sinh hoạt, nâng cao nhận thức của người bệnh trong các hoạt động hằng ngày như ăn chín uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên lau chùi, dọn sạch khu vực nơi mình sinh sống, hạn chế tối đa điều kiện có hại để vi khuẩn có thể lây truyền từ người này qua người khác
Tạo thói quen sạch sẽ từ sớm cho trẻ, thường xuyên cho trẻ tham gia các lớp học về vệ sinh cá nhân cũng như hạn chế dùng tay đưa lên miệng sau khi cầm nắm các vật dụng cá nhân.
Chế độ ăn cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, điều này cũng góp 1 phần vào việc chống lại các vi khuẩn có lợi, giảm thiểu rủi ro khi mắc bệnh.
Bổ sung thường xuyên các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C, vitamin C vừa có tác dụng tăng đề kháng, bổ sung chất xơ giúp có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Hạn chế các đồ ăn có chứa dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn vỉa hè không đảm bảo chất lượng
Tập thể dụng nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều một chỗ.