Nấm da đầu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị.
1. Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì?
1. Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu có thể do nhiều loại nấm khác nhau gây ra, Trong đó có 2 loại nấm hay gặp nhất:
Nấm da đầu do Trichophyton gây nên
Khởi phát bệnh là các nốt sần nhỏ, mọc rải rác trên da đầu. Tóc lành xen kẽ các tóc bị cụt gần gốc (tóc bị xơ cứng dễ gãy) và nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, thường gây ngứa ngáy. Các mảng vảy sau khi bong khỏi da đầu có thể tạo thành các mảng hói tạm thời. Ngoài gây nấm ở da đầu còn có thể gặp ở các vị trí khác như: bẹn, mông, móng.
Do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra (Bệnh tóc hột hay bệnh trứng tóc)
Được đặc trưng bởi các hạt tròn (gần bằng hạt kê), mềm, màu nâu hoặc đen dọc theo thân tóc cách gốc tóc từ 2-3 cm, có thể tuốt ra như trứng chấy. Trường hợp này không gây rụng tóc do sợi nấm phát triển ở thân tóc, có thể gây ngứa ngáy khó chịu ít.
2. Các yếu tố nguy cơ gây ra nấm da đầu
2. Các yếu tố nguy cơ gây ra nấm da đầu
- Vệ sinh da đầu kém
- Lây nhiễm từ người bị bệnh: Nấm da đầu có thể lây từ người bệnh sang người khác khi sử dụng chung các vật dụng như khăn tắm, lược, quần áo,....
- Nguồn nước bẩn
- Do thói quen: Những thói quen như lười gội đầu hoặc để tóc ẩm ướt sau khi gội rồi đi ngủ cũng là những yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Lây nhiễm từ động vật: Có thể lây do tiếp xúc với chó, mèo, gà hoặc ngựa,... bị nhiễm nấm.
3. Biểu hiện của nấm da đầu qua từng giai đoạn
3. Biểu hiện của nấm da đầu qua từng giai đoạn
Bệnh nấm da đầu là bệnh ngoài da có khả năng tiến triển thành mạn tính. Xét về các triệu chứng trên da đầu gặp phải khi bị nấm thì nấm da đầu có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: đóng vảy nhỏ, ngứa ngáy và rụng tóc
Da đầu thường bắt đầu xuất hiện các cơn ngứa ngày khó chịu và da đầu bị đóng vẩy do đó xuất hiện các mảng trắng li ti dễ nhầm lẫn với gàu.
Khi nấm tấn công vào da đầu chúng sẽ gây tiết bã nhờn nhiều đột biến, kết hợp với tế bào chết trên da đầu tạo thành gàu.
Giai đoạn 2: Cơn ngứa ngáy tăng và bắt đầu xuất hiện mụn nước màu đỏ
Khi gàu xuất hiện cộng thêm chất nhờn trên da đầu sẽ làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi đó, người bệnh thường gãi mạnh để giảm cơn ngứa tức thời, tuy nhiên, khi gãi mạnh với tần suất nhiều có thể gây tổn thương da đầu, vết nấm càng trầm trọng hơn, chảy máu, đóng vảy.
Một số trường hợp, toát mồ hôi, bã nhờn nhiều không được vệ sinh sạch sẽ có thể làm xuất hiện các mụn nước hoặc các nốt đỏ li ti, nếu không được xử lý kịp thời có thể bị nhiễm trùng.
Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều
Tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, sau 20 ngày kể từ khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên của nấm da đầu, tóc sẽ bị rụng nhiều và diễn ra ngày càng mạnh mẽ có thể dẫn đến tình trạng hói tóc, tóc rụng có thể tạo ra các mảng hói hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước khác nhau. Tóc có thể tự rụng hoặc do vuốt tóc, chải đầu, gội đầu….
Tuy nhiên cần lưu ý tóc rụng nhiều không chỉ là dấu hiệu của bệnh nấm da đầu mà có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác, Do đó khi tóc rụng nhiều cần tớ gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp kịp thời.
4. Triệu chứng của nấm da đầu
4. Triệu chứng của nấm da đầu
Từ những biểu hiện của nấm da đầu qua từng giai đoạn có thể tổng kết lại, bệnh nấm da đầu có các triệu chứng sau đây:
- Trên da đầu xuất hiện các tổn thương đóng thành vảy hoặc các nốt sần nhỏ ở một vị trí, sau đó lan rộng ra. Vùng da bị tổn thương thường viêm hay có màu đỏ.
- Phần tóc ở vị trí nhiễm nấm thường bị xơ yếu, dễ gãy rụng.
- Da đầu thường ngứa ngáy khó chịu.
- Da đầu có thể xuất hiện các mụn mủ hoặc xuất hiện các vùng da bị phồng rộp có chứa mủ.
5. Điều trị nấm da đầu
5. Điều trị nấm da đầu
Với trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để vệ sinh da đầu và loại bỏ tóc rụng, nên dùng dầu gội đầu có thành phần Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral để có tác dụng tốt.
Với trường hợp nặng hơn, ngoài kết hợp gội đầu với các dầu gội có thành phần kể trên thì nên kết hợp với việc dùng kem bôi tại chỗ có chứa các thành phần kháng nấm:
Nếu điều trị bằng việc dùng kem bôi và gội đầu không có hiệu quả thì nên lựa chọn điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống:
Griseofulvin: nên uống với một bữa ăn nhiều chất béo để làm tăng hấp thu, uống trong 6-8 tuần.
Ketoconazole, Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole Thời gian điều trị với các laoij thuốc này ngắn hơn từ 2-4 tuần (đây là các loại thuốc chống nấm phổ biến).
6. Phòng ngừa nấm da đầu
6. Phòng ngừa nấm da đầu
Thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ nấm da đầu:
- Gội đầu thường xuyên: để vệ sinh tốt da đầu.
- Nên làm khô tóc sau khi gội, tránh tình trạng ẩm ướt da đầu quá lâu.
- Tránh tiếp xúc với các loại vật nuôi bị nhiễm bệnh.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh.
- Không nên cào, gãi mạnh làm tổn thương da, xước da khiến nấm lan rộng hơn.