Nên hay không nên tiêm vacxin cúm mùa
Bệnh cúm là một bệnh thường gặp và tái diễn hàng năm với tỉ lệ mắc bệnh khá cao đặc biệt vào thời điểm giao mùa và trên các đối tượng có nhiều bệnh lý. Tuy nhiên hiện nay chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu khả năng mắc bệnh trong đó có việc tiêm vacxin cúm mùa. Vậy đối tượng nào nên tiêm vacxin và lợi ích to lớn nó mang lại là gì? Hãy cùng Upharma tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!
1. Định nghĩa cúm mùa là gì?
Cúm mùa được định nghĩa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp với căn nguyên là từ các loại virus cúm với nhiều tuýp như A,B,C,... Bệnh lưu hành rộng rãi trên khắp mọi nơi và mức độ lây lan khá cao.
Trong hầu hết các trường hợp, cúm mùa diễn biến với các triệu chứng nhẹ và sẽ khỏi hoàn toàn trong khoảng thời gian 1 tuần. Tuy nhiên, ở một số người có sức đề kháng yếu hoặc trên đối tượng người mắc nhiều bệnh lý mạn tính thì có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần chú ý quan sát các biểu hiện của bệnh và kịp thời có các biện pháp chữa trị khi bệnh trở lên nặng hơn.

2. Vacxin cúm mùa là gì?
Vacxin cúm mùa được định nghĩa là chế phẩm sinh học điều chế bằng cách sử dụng virus cúm không hoạt động. Vacxin sau khi vào trong cơ thể có vai trò như là kháng nguyên kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra một lượng kháng thể nhất định. Và chính nó sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập cũng như tiêu diệt virus cúm.
Trên thị trường hiện nay các loại vacxin cúm mùa chủ yếu sẽ chứa nhiều nhất 2 kháng nguyên tương ứng với 2 loại virus. Do đó, vacxin phòng cúm không thể giúp chúng ta phòng tránh với 100% loại virus cúm. Tuy nhiên hiệu quả nó mang lại vẫn rất lớn và thường xuyên được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng.
3. Lý do tiêm vacxin cúm mùa
3.1. Phòng ngừa bệnh cúm
Hàng năm, vacxin cúm giúp hàng triệu người có thể tránh khỏi các bệnh có liên quan đến cúm. Thống kê cụ thể cho thấy, tiêm phòng cúm đã làm giảm hơn 3 triệu lượt khám bệnh, ngăn ngừa 100.000 ca nhập viện và khoảng 6000 ca tử vong với các vấn đề về cúm.
3.2. Giải pháp phòng ngừa hiệu quả cho những người mắc bệnh mãn tính
Với những đối tượng có tiền sử nhiều bệnh nền hoặc mắc các bệnh mạn như tăng huyết áp, đái tháo đường,... thì việc tiêm vacxin cúm mùa là vô cùng cần thiết. Bản chất hệ miễn dịch của những trường hợp trên khá yếu, khả năng nhiễm vi khuẩn, virus là rất cao. Vì vậy nếu có sự xâm nhập của các tác nhân này sẽ khiến tình trạng cơ thể họ ngày càng xấu đi thậm chí còn dẫn đến tử vong.
3.3. Ngăn ngừa các bệnh khác
Không chỉ có tác dụng là giúp phòng cúm mùa mà vacxin cúm còn giúp chúng ta tránh mắc phải các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phế quản cấp, viêm họng, cảm lạnh,... Bởi vì virus gây bệnh cúm mùa cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh đó. Ngoài ra việc tiêm phòng còn giúp sức đề kháng của chúng ta được tăng cường và nếu không may mắc covid 19 thì thường cũng khỏi bệnh rất nhanh.
3.4. Bảo vệ phụ nữ trước và sau khi mang thai
Phụ nữ có thai là đối tượng luôn cần được quan tâm đặc biệt vì dễ mắc nhiều tổn thương. Việc tiêm ngừa vacxin cúm mùa cho phụ nữ đang mang thai sẽ giảm bớt bất lợi trong việc sử dụng thuốc điều trị.
Một điều quan trọng khác là kháng thể được hình thành khi tiêm vacxin có thể truyền từ mẹ sang con và kháng thể này tồn tại được tối thiểu 9 tháng và nhiều nhất 1 năm. Chính vì thế mà kể cả khi mới sinh ra, bé cũng sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn so với trường hợp mẹ chưa được tiêm phòng cúm.

3.5. Bảo vệ mọi người xung quanh
Bệnh cúm có khả năng lây lan rất nhanh và có thể bùng thành dịch lớn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đường lây của bệnh là từ chất tiết hoặc giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bình thường. Do đường lây rất dễ dàng nên bệnh cúm tạo ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát. Vì vậy, việc tiêm vacxin là cần thiết bởi nó không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân mà quan trọng hơn là còn giúp những người xung quanh tránh mắc bệnh liên quan đến cúm.
4. Những đối tượng nên và không nên tiêm vacxin cúm mùa
4.1. Những đối tượng nên tiêm vacxin cúm mùa
Theo nhiều nghiên cứu từ những trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thì vacxin cúm mùa được khuyến cáo nên sử dụng cho các đối tượng:
-
Người từ 65 tuổi trở nên đặc biệt là người già
-
Phụ nữ trước, trong và sau mang thai
-
Trẻ em nhỏ đặc biệt là đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên
-
Người có các bệnh nền, bệnh mạn: đái tháo đường; bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn Lipid máu; các bệnh lý mãn tính về đường hô hấp như viêm phổi, hen. Ngoài ra, các đối tượng khác như bệnh nhân bị suy thận, suy giảm hệ miễn dịch do điều trị bệnh hoặc mắc HIV/AIDS cũng đặc biệt cần tiêm phòng cúm mùa.
4.2. Những đối tượng không nên tiêm vacxin cúm mùa
Vacxin cúm mùa được khuyến cáo tiêm ở nhiều đối tượng vì rất nhiều lợi ích nó mang lại. Tuy nhiên việc tiêm ngừa phòng cúm lại không được khuyến khích trong một số trường hợp đặc biệt:
-
Người có tiền sử bị dị ứng với bất kì thành phần nào trong vacxin
-
Người mắc hội chứng rối loạn thần kinh (Guillain-Barre) sau khi tiêm vacxin cúm trước đây.
-
Đối tượng bị dị ứng với trứng.
-
Người đang cảm thấy sức khỏe không tốt khi bị mắc các vấn đề cấp tính như sốt, nhiễm trùng cấp.

5. Vacxin cúm mùa có tác dụng trong thời gian bao lâu?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vacxin ngừa cúm hầu như có hiệu quả bảo vệ rất lớn và có thể lên đến hơn 90%. Tuy nhiên, thời gian hiệu lực của nó chỉ tiếp diễn khoảng 9 tháng đến dưới 1 năm. Nguyên nhân là do các loại vi-rút cúm đột biến rất nhanh qua từng thời kỳ, nó thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục làm phát sinh ra rất nhiều chủng cúm mới. Đây cũng là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao vacxin được dùng trong năm nay nhưng sang năm sau nữa lại không còn tác dụng phòng ngừa. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng vacxin cúm mùa nên được tiêm định kỳ hàng năm chứ không chỉ tiêm 1 lần duy nhất. Việc tiêm ngừa nhắc lại sẽ giúp cơ thể thích nghi và tạo kháng thể phù hợp với loại virus mới đột biến trong năm.
6. Những lưu ý khi tiêm vacxin cúm mùa
6.1. Lịch tiêm vacxin phòng cúm
-
Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm:
Lần đầu: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
Sau đó tiêm nhắc lại hằng năm.
-
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
Lần đầu: Tiêm 1 mũi 0.5ml
Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
6.2. Một số phản ứng phụ
-
Trong một số ít trường hợp tiêm vacxin phòng cúm gặp phải các tác dụng không mong muốn như nhức đầu, sưng tại vị trí tiêm, mỏi cơ, sốt nhẹ, buồn nôn,...Tuy nhiên các biểu hiện này thường thoáng qua và sẽ mất trong khoảng thời gian ngắn sau đó mà không cần đến sự chăm sóc của y tế.
Phản ứng phụ sốt nhẹ -
Theo thống kê thì số ca sau khi tiêm vacxin xảy ra tình trạng sốc phản vệ là không nhiều. Nhưng triệu chứng sốt cao, khó thở, sốc rất rầm rồ và nhiều khả năng dẫn đến tử vong vì vậy người bệnh cần chú ý và có biện pháp cấp cứu kịp thời.
Bài viết trên đây đã tổng quát một số điểm đáng chú ý về vacxin cúm mùa. Upharma hy vọng các bạn đã nhận biết được lợi ích to lớn của việc tiêm ngừa và có kiến thức vững chắc để vacxin phòng cúm mang lại hiệu quả tốt nhất.