Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Nguyên nhân bị thủy đậu - Nhận biết và phòng tránh

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính với dấu hiệu là các mụn nước phỏng rộp. Hiện nay Nguyên nhân bị thủy đậu cũng như cách nhận biết, phòng tránh đã được Bộ Y tế công bố rộng rãi. Tuy nhiên nếu chúng ta không để ý, phát hiện và điều trị thủy đậu kịp thời thì hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn hãy tham khảo và ghi nhớ những thông tin chi tiết về bệnh thủy đậu sau để tự biết cách bảo vệ cho bản thân mình.

1. Thông tin cơ bản về bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay trái rạ là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em. 

Virus Varicella chính là nguyên nhân cốt lõi của bệnh thủy đậu. Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn thì sẽ dễ dàng thấy Varicella cũng là lý do bị Zona thần kinh.

Nguyên nhân bị thủy đậu
Thông tin bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu dễ lây lan nhất vào thời điểm mùa xuân hoặc trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. Người mắc thủy đậu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bất kỳ ai cũng nên có sẵn kiến thức về nguyên nhân, cách nhận biết và phòng tránh về bệnh thủy đậu.

2. Những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra

Thủy đậu hiện nay chỉ là căn bệnh lành tính và sẽ khỏi ngay chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bị thủy đậu
Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu

Cụ thể, những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị thủy đậu kịp thời bao gồm:

  • Lở loét, nhiễm trùng: Khi người bệnh không kiêng giữ được và dùng tay gãi ngứa sẽ làm các mụn nước vỡ ra.

  • Viêm não hoặc viêm màng não: Khi thủy đậu không được phát hiện trong thời gian dài có thể kèm theo hôn mê, sốt cao, co giật, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác. 

  • Viêm phổi: Bệnh thủy đậu sẽ dẫn tới tình trạng khó thở và ho ra máu.

  • Viêm thận: Triệu chứng là tiểu ra máu và suy thận.

  • Nguy hại cho thai nhi: Nếu mẹ bầu bị thủy đậu thì có thể lây nhiễm trực tiếp gây khuyết tật hoặc tử vong cho con.

  • Viêm thanh quản, viêm tai giữa: Các nốt mụn mọc ở tai hoặc thanh quản rất dễ bị chảy ra gây nhiễm trùng và sưng tấy.

3. Nguyên nhân bị thủy đậu

Như ở trên chúng ta đã nói, nguyên nhân bị thủy đậu là từ virus Varicella Zoster. Tuy nhiên điều mà hầu hết mọi người thắc mắc chính là nguyên nhân trực tiếp.

Varicella Zoster là loại virus có khả năng tồn tại lâu dài trong không khí. Chính vì vậy, nó có thể di chuyển từ người sang người trực tiếp hoặc thông qua đồ vật.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta bị thủy đậu đó là thông qua đường hô hấp. Khi chúng ta tiếp xúc, nói chuyện với người bị bệnh thì virus Varicella Zoster sẽ lây truyền qua không khí.

Nguyên nhân bị thủy đậu
Nguyên nhân của bệnh thủy đậu

Ngoài ra, khả năng mắc thủy đậu sẽ còn cao hơn nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua các bong bóng nước bị vỡ. Kể cả trong trường hợp những bọng nước ngày rơi vào đồ vật mà bạn chạm phải thì cũng có khả năng lây truyền được. Ví dụ, khi bạn dùng chung đồ cá nhân với người bệnh như kem đánh răng, đồ ăn, khăn mặt,...

Đặc biệt, trẻ em sinh ra có thể mắc bệnh thủy đậu bẩm sinh khi lây truyền từ mẹ. 

4. Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân thì bạn không chỉ cần biết nguyên nhân bị thủy đậu mà còn phải nắm rõ dấu hiệu và cách phòng tránh.

4.1. Dấu hiệu nhận biết bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh được phát triển với 4 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhận biết riêng.

Nguyên nhân bị thủy đậu
Dấu hiệu nhận biết thủy đậu

Cụ thể, các dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu theo giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh (10 - 20 ngày): Hầu như không có dấu hiệu gì.

  • Giai đoạn phát bệnh: Nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, bắt đầu có những nốt ban đỏ nhỏ. Một số triệu chứng khác có thể gặp như xuất hiện hạch sau tai kèm viêm họng.

  • Giai đoạn toàn phát: Chán ăn, sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, đau đầu. Bắt đầu xuất hiện những nốt phỏng hình tròn, đường kính từ 1 - 3mm. Cảm giác ngứa ngáy và đau rát.

  • Giai đoạn hồi phục (7 - 10 ngày sau khi phát bệnh): Mụn nước tự động vỡ ra, khô và bong vảy dần. 

Đa số mọi người đều chỉ phát hiện bệnh thủy đậu khi đã đến giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện sớm ở giai đoạn phát bệnh thì sẽ chữa trị đơn giản và để lại ít biến chứng hơn.

4.2. Những cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Khi đã biết nguyên nhân bị thủy đậu thì bạn nên có cách phòng tránh tuyệt đối. Trong đó, cách tốt nhất là tiêm ngừa vắc xin thủy đậu tại các cơ sở y tế uy tín.

Nếu bố mẹ có con nhỏ thì hãy đưa bé đi tiêm vắc xin đúng liều khi bé đủ 1 tuổi. Trong đó, thời gian tiêm ngừa thủy đậu nên thực hiện như sau:

  • Khi trẻ 1 tuổi: Tiêm mũi đầu tiên.

  • Khi trẻ từ 1 - 13 tuổi: Tiêm các mũi tiếp theo cách nhau ít nhất 3 tháng.

  • Khi trẻ từ 13 tuổi trở lên: Tiêm các mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Nguyên nhân bị thủy đậu
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Trong cuộc sống bạn cũng cần có cách tự phòng tránh bệnh thủy đậu. Đối với những người có dấu hiệu bị thủy đậu thì cần hạn chế tiếp xúc, nói chuyện và sử dụng chung các đồ dùng cá nhân.

Bạn tuyệt đối không nên chạm vào mụn nước hoặc dịch chảy của người bệnh. Nếu đã lỡ tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm chủng ngừa trong vòng 3 ngày.

Mặc dù thủy đậu là bệnh lành tính, đã có vắc xin đặc trị nhưng nếu bạn không phòng tránh kịp thì thì hoàn toàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó bạn hãy ghi nhớ nguyên nhân, cách phòng tránh trên đây và thực hiện một cách nghiêm ngặt để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và gia đình.