Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Peel da liệu có tốt như lời đồn?

Hiện nay, peel da là thuật ngữ mới xuất hiện trong từ điển làm đẹp của chị em, được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng. Peel da giúp giải quyết mọi vấn đề của da: mụn, thâm mụn, tái tạo làn da, giúp da sáng màu căng mịn,... Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp này mà nhiều người đặt ra câu hỏi peel da liệu có tốt. Hãy cùng Upharma tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Peel da là gì?

Peel da ( gọi cách khác là thay da sinh học) là phương pháp sử dụng các chất hóa học lên trên da. Những hợp chất này giúp loại bỏ tế bào chết trên da, lớp bụi bẩn ẩn sâu dưới lỗ chân lông. Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy thay da và tái tạo làn da.

Các hoạt chất thường được sử dụng trong peel da: 

  • AHA (Alpha hydroxy acid) được coi là chất giữ ẩm và làm bong các tế bào sừng.

  • BHA (Salicylic Acid) là một hóa chất peel tốt. Acid salicylic là tác nhân làm cho tế bào của lớp biểu bì bong ra dễ dàng hơn mà không gây viêm.

    AHA và BHA là những hoạt chất thường dùng để Peel da nhất
  • TCA (Tricloacetic Acid ) là một acid mạnh được sử dụng để peel da. Tái tạo bằng TCA thường được sử dụng để điều trị rối loạn sắc tố, sẹo trên da.

Các cấp độ của peel da: Gồm 3 cấp độ

  • Peel da nông: Là cấp độ nhẹ, thực hiện ngay trên bề mặt da. Với tác dụng chính là tẩy tế bào chết, peel da sẽ lấy hết lớp sừng già cỗi trên da và bụi bẩn. Cấp độ này không gây đau đớn, như phương pháp tẩy da chết khác nên được nhiều chị em yêu thích.

  • Peel da trung bình: Cấp độ này sẽ đưa các hoạt chất vào sâu trong lớp biểu bì. Tế bào chết sẽ được lấy đi sau vài ngày và thay vào đó một lớp da mới. Nếp nhăn nông, sẹo mụn sẽ được làm mờ ở cấp độ này. Cấp độ này còn giúp nâng tone da và đều màu.

  • Peel da sâu: Các hoạt chất sẽ được đưa sâu vào tầng hạ bì của da mặt. Đây là tầng liên quan đến độ căng của da. Cấp độ này điều trị rối loạn sắc tố, nếp nhăn sâu, thâm nám, lỗ chân lông to,... Tuy nhiên, peel da sâu cần thăm khám và chỉ định của bác sĩ da liễu.

2. Peel da liệu có tốt như lời đồn?

2.1. Ưu điểm của peel da

  • Giúp trị mụn: Những ổ vi khuẩn gây mụn, những vùng chứa nhiều dầu, da chết sẽ bị tác động bởi các hoạt chất peel da có thành phần acid. Từ đó những tuyến nang lông bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ được làm sạch. Sau đó cồi mụn sẽ khô lại và đẩy mụn lên bề mặt da cách nhanh chóng nhẹ nhàng. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn. 

Peel da giúp tình trạng da mụn được cải thiện rõ rệt
  • Giúp cải thiện tình trạng lão hóa da: Sau tuổi 25 da bắt đầu lão hóa, peel da sẽ hỗ trợ tăng tổng hợp collagen, tái tạo làn da và trẻ hóa làn da.

  • Giúp giải quyết tình trạng sắc tố trên da: Các nốt thâm sạm, nám, tàn nhang sẽ được giải quyết dưới tác động của các hoạt chất có thành phần acid nồng độ trung bình. Các chất này sẽ làm bong tróc một phần nám ở bề mặt da. Hình thức peel da này không thực hiện tại nhà và chỉ được thực hiện ở các cơ sở Thẩm mỹ uy tín. 

  • Giúp làm sáng da: Peel da giúp loại bỏ bụi bẩn, sợi bã nhờn rất tốt. Khi đó, làn da được làm sạch sâu và tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất. Làn da sẽ trở nên sáng mịn, nâng tone, hồng hào và căng tràn sức sống.

Peel da giúp loại bỏ bụi bẩn, sợi bã nhờn rất tốt làm sáng da
  • Giúp se khít lỗ chân lông và kiểm soát dầu nhờn: Peel da giúp loại bỏ các tế bào chết, dầu nhờn tích tụ trên da lâu ngày gây bít tắc lỗ chân lông. Nhờ được làm sạch, lỗ chân lông sẽ tăng hấp thu dưỡng chất và se khít. Việc tiết nhờn cũng được điều chỉnh hợp lý khi lỗ chân lông se khít, ph trên da được cân bằng, giúp kiểm soát dầu nhờn trên da hiệu quả.

2.2. Nhược điểm của peel da

Cùng với những ưu điểm nổi bật như vậy, liệu peel da có nhược điểm gì không? Peel da vẫn có những nhược điểm của nó, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn làm đẹp bằng phương pháp này.

  • Không phải loại da nào cũng peel da được, cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe làn da để lựa chọn cấp độ peel da.

  • Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín để thực hiện peel da nếu không muốn làn da tồi tệ hơn.

  • Chăm sóc da sau khi peel da: Hậu peel da, da sẽ mỏng và nhạy cảm hơn. Vì vậy, da cần chăm sóc đặc biệt hơn, nó quyết định hiệu quả và thời gian điều trị. Cần sử dụng kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi ra ngoài vì không cẩn thận sẽ khiến tăng sắc tố da. 

  • “ Nghiện” peel da: Peel da hiệu quả nhanh chóng và chi phí thấp sẽ khiến bạn peel mất kiểm soát. Việc lạm dụng peel da cũng gây tác động đến sức khỏe làn da của bạn.

Việc lạm dụng peel da cũng gây tác động đến sức khỏe làn da của bạn

2.3. Quy trình peel da

Bước 1: Tẩy trang và làm sạch vùng da cần peel da.

Bước 2: Những vùng da không peel bảo vệ bằng cách bôi vaseline, vùng mắt đắp gạc để tránh dính dung dịch peel da.

Bước 3: Dung dịch peel sẽ được bôi lên vùng cần peel da đã làm sạch trước đó. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng loại phù hợp với làn da của bạn.

Bước 4: Sử dụng khăn lạnh sạch đã chuẩn bị trước đó lau sạch toàn mặt, ủ vài phút trên da để làm dịu da. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm nhằm phục hồi và dịu da.

Bước 5: Sau khi peel da, bác sĩ sẽ tư vấn về cách chăm sóc hậu peel da.

2.4. Nên peel da bao nhiêu lâu 1 lần?

Với những trường hợp được chỉ định peel da, tần suất peel da là 4 - 6 tuần sau mỗi đợt điều trị. Khoảng thời gian này, làn da của bạn sẽ được tái tạo, cân bằng và phục hồi. Da sau khi peel sẽ được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên bạn vẫn cần dưỡng da và chăm sóc da hợp lý.

2.5. Những đối tượng nào nên và không nên peel da?

Những đối tượng nên peel da: 

  • Da mụn

  • Da lỗ chân lông to, nhiều dầu nhờn

  • Da bị nám, sạm, thâm mụn

  • Da không đều màu, cháy nắng và nếp nhăn

Nếu da bị mụn dầu nhiều lỗ chân lông to bạn cần tham khảo đến liệu pháp peel da

Những đối tượng không nên peel da:

  • Người có làn da đang nhiễm khuẩn, vết thương hở, phụ nữ có thai và cho con bú

  • Người đang dùng  Acnotin trong vòng 6 tháng

  • Người đang mắc các bệnh về da: vảy nến, dị ứng, viêm da

  • Người đang dùng các sản phẩm chứa vitamin C, các acid khác hoặc các sản phẩm sáng da khác trong vòng 48 giờ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn peel da

  • Peel da nông: có thể bị bỏng rát, nổi ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

  • Peel trung và sâu: có thể bị lên mụn, bị viêm nhiễm, nhiễm độc gan, rối loạn nhịp tim và sẹo nếu không peel đúng cách.

Khi xuất hiện tác dụng phụ, cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, đặc biệt các bạn lựa chọn peel da tại nhà.

Vậy peel da liệu có tốt như lời đồn? 

Câu trả lời là Có, đây là phương pháp làm đẹp cải thiện tình trạng da hiệu quả và nhanh chóng, chi phí không quá đắt. Tuy nhiên, bạn cần trang bị kiến thức và lựa chọn những bệnh viện uy tín để peel da an toàn. Vì vậy, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên môn trước khi bạn muốn thực hiện peel da.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Upharma đã trả lời được cho câu hỏi peel da liệu có tốt như lời đồn của các bạn.