Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Polyp dạ dày: nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả

Polyp dạ dày thường là các sang thương lành tính do sự phát triển quá mức, bất thường của các tế bào và thường không mang lại triệu chứng gì đáng kể nhưng đó cũng là dấu hiệu của một khối ung thư. Vì vậy, bài viết này sẽ mang lại cho người đọc một cái nhìn toàn diện nhất về Polyp dạ dày.

Nguyên nhân gây ra polyp dạ dày là gì

Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong cơ thể người đóng vai trò tiêu hóa thức ăn. Ở dạ dày tá tràng có một hệ thống các yếu tố giúp bảo vệ lớp niêm mạc không bị tổn thương do các tác nhân nội sinh cũng như ngoại sinh bao gồm: chất nhầy, bicarbonat, prostaglandin, sự tưới máu niêm mạc và khả năng tái tạo của các tế bào biểu mô. Khả năng phục hồi, tăng trưởng và tái tạo của lớp tế bào biểu mô giữ vai trò quan trọng trong sự hồi phục của niêm mạc dạ dày trong một số trường hợp bị tổn thương.

Đôi lúc vì một bất thường gì đấy của cơ thể mà các tế bào này tăng sinh một cách đột ngột dẫn đến xuất hiện polyp dạ dày.

Polyp dạ dày thường không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh nên hay bị bỏ qua và phát hiện khi bệnh nhân có các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa cần đến nội soi ví dụ như viêm loét dạ dày - tá tràng, bất kỳ một yếu tố nào không có lợi tấn công vào hệ tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây tăng sinh tế bào niêm mạc biểu mô, có thể kể đến bao gồm viêm dạ dày mãn tính, tác dụng phụ của thuốc, hay sử dụng các thuốc kháng PPIs ức chế tiết acid dạ dày, làm rối loạn nhịp sinh học bài tiết dịch vị từ bơm proton…

Một lý do khác có liên quan đến di truyền như bệnh đa polyp di truyền, đây là một bệnh hiếm gặp nhưng cũng là căn nguyên gây ra polyp dạ dày hay nặng nề hơn là gây ra u tuyến

Phân loại polyp dạ dày

Polyp dạ dày được chia làm 3 nhóm chính: 

Polyp tuyến đáy vị (FGP), polyp tăng sản và polyp u tuyến

  • Đầu tiên, phải kể đến polyp tuyến đáy vị, thường được phát hiện ở đáy và phần trên của dạ dày nhờ phương pháp nội soi, loại polyp này thường nhỏ, phẳng hoặc nhô cao
  • Tiếp theo loại phổ biến thứ hai là polyp tăng sản, thường gặp, được hình thành từ nhiều tuyến nhỏ qua quá trình phân chia lớn dần lên, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan mật thiết giữa nhiễm virus Helicobacter pylori dương tính, chỉ có 20% polyp dạ dày vẫn còn tồn tại khi người bệnh đã được điều trị các liệu pháp liên quan đến tiêu diệt con virus này
  • Cuối cùng là loại polyp u tuyến, đây là loại polyp có nguy cơ cao dẫn đến ung thư sau này, đặc biệt trên đối tượng bị viêm dạ dày mãn tính

Polyp dạ dày có những triệu chứng như thế nào

Giai đoạn đầu của polyp triệu chứng thể hiện ra khá nghèo nàn và có thể tự khỏi hoàn toàn.Mặc dù vậy một số trường hợp hiếm hoi, polyp làm bít tắc đường giữa dạ dày xuống ruột non. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện khó chịu đường tiêu hóa, nổi bật như buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng khó tiêu.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ của các triệu chứng kể trên sẽ nặng nhẹ khác nhau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.

Điều trị bệnh polyp dạ dày có khó không

Hiện nay chưa có thuốc điều trị liên quan đến căn bệnh polyp dạ dày. Thay vào đó sẽ đưa vào áp dụng các tiểu phẫu cũng như sinh thiết để xác định mức độ nguy cơ cũng như loại bỏ khối polyp.

Tiểu phẫu

Với sự phát triển của nền y học hiện đại ngày nay, việc cắt bỏ khối polyp khá an toàn và không để lại bất kỳ một phản ứng phụ nào. Mặc dù vậy bệnh nhân vẫn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ đối với các polyp nhỏ cũng như sau quá trình phẫu thuật nêu trên.

Nói chung việc sử dụng các thuốc kê đơn, không kê đơn trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa là một yếu tố nguy cơ rõ rệt thúc đẩy tăng sinh polyp dạ dày. Vì vậy người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được trải qua quá trình thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa tăng sinh xấu polyp dẫn đến ung thư dạ dày, người bệnh cần tầm soát nguy cơ bằng cách có lối sống sinh hoạt lành mạnh, không ăn quá nhiều đồ chiên rán dầu mỡ trong bữa ăn, tăng cường rau xanh, chất xơ cũng như hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá….