Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Rối loạn tiêu hóa và những điều cân biết.

Bệnh đường tiêu hóa đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, một người có thể gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa cùng một lúc trong đó rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng phổ biến rất hay gặp. Cùng Upharma tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi mắc Rối loạn tiêu hóa.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa?

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa?

Hệ tiêu hóa là một cơ quan rất quan trọng có vai trò tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động trong cơ thể. Bất kỳ một tổn thương ở cơ quan nào trong hệ thống đường tiêu hóa cũng có thể làm rối loạn gây khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa rất đa dạng có thể từ một vài bệnh lý hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt không hợp lý của người dân. Cùng Upharma điểm qua một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn đường tiêu hóa.

  • Viêm đại tràng. Bệnh nhân mắc viêm đại tràng có thể do vi khuẩn, amip,...người bệnh thường than thở về vấn đề đi cầu của mình. Một ngày người mắc viêm đại tràng có thể đi trên 3 lần trên ngày, cảm giác đau bụng, gây khó khăn sinh hoạt cho người bệnh.
  • Viêm loét dạ dày- tá tràng. Đây là một bệnh lý phổ biến nhất trên dạ dày, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị nhiều khi có kèm theo ợ nóng ợ chua. Cơn đau của bệnh nhân thường liên quan đến bữa ăn, khi đói bệnh nhân cũng có thể đau hoặc khi no bệnh nhân cũng cảm thấy đau. Nhiều bệnh nhân nặng còn có thể bị xuất huyết ống tiêu hóa hoặc đi phân đen.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân sau khi sử dụng kháng sinh để điều trị dài ngày hoặc sau một nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khiến lợi khuẩn trong đường ruột bị giảm đi đáng kể. Lúc này các vi khuẩn có hại có cơ hội để gây bệnh hơn lúc nào hết chúng sẽ tấn công đường tiêu hóa gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Chế độ ăn uống cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bệnh rối loạn tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh ngược lại nếu chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể khiến bệnh nặng hơn và khó hồi phục hơn.
  • Các bệnh nhân thường xuyên uống rượu bia gặp rối loạn đường tiêu hóa nhiều hơn so với người bình thường.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa.

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa cùng một lúc.

  • Nôn, buồn nôn: Khi rối loạn tiêu hóa sẽ kích thích trung tâm nôn ở não gây triệu chứng nôn, buồn nôn. Có thể nôn ra thức ăn hoặc là dịch tiết đường tiêu hóa gây khó chịu cho bệnh nhân.
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, căng tức vùng bụng. Bệnh nhân không có cảm giác đói, khi ăn thức ăn vào thức ăn không được tiêu hóa khiến bệnh nhân mệt mỏi.
  • Đau bụng âm ỉ đôi khi còn có những cơn đau quặn. Nếu nguyên nhân đến từ viêm loét dạ dày bệnh nhân sẽ cảm giác đau tức vùng thượng vị, cơn đau thường có chu kỳ liên quan đến bữa ăn hoặc giấc ngủ. 
  • Đại tiện bất thường. Đây là triệu chứng mà dễ gặp nhất trong bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có thể thấy rõ được những thay đổi bất thường trong phân của mình cũng như số lần đi vệ sinh. Một số bệnh nhân mắc viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích một ngày bệnh nhân có thể đi vệ sinh trên 3 lần/ngày hoặc thâm trí là trên 5 lần/ngày. Tần suất đi vệ sinh dày đặc ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Chán ăn cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân luôn cảm giác không đói hoặc đói nhưng không muốn ăn. Bệnh nhân còn hay bỏ bữa hoặc chỉ ăn qua loa, khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt làm nặng hơn tình trạng bệnh. Một thói quen của người dân là thường uống sữa thay vì ăn cơm khi mệt mỏi, tuy nhiên trong một số bệnh về đường tiêu hóa sữa có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân.

3. Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

3. Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

  • Để khắc phục được triệt để bệnh rối loạn tiêu hóa cần tìm ra căn nguyên gây bệnh. Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương án điều trị khác nhau.
  • Trong điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa ngoài điều trị nguyên nhân các bác sĩ còn điều trị triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Ví dụ bệnh nhân mắc tiêu chảy sẽ được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, oresol,...
  • Bệnh nhân mắc táo bón sẽ được chỉ định thuốc nhuận tràng, chất xơ, giảm co thắt,...
  • Bệnh nhân đầy bụng chướng hơi được chỉ định sử dụng men tiêu hóa, men vi sinh, simethicone,...

4. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa.

4. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa.

Để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cần có cả một quá trình. Mọi người cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học.

  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Ăn chín, uống sôi, sử dụng những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cố định giờ ăn trong ngày.
  • Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya, hạn chế stress.