Sưng nướu: nguyên nhân và cách điều trị
Nướu hay còn gọi là lợi, là một trong những thành phần cấu tạo nên khoang miệng của mỗi người. Lợi có nhiệm vụ bảo vệ và giữ cho các chân răng chắc chắn, lợi cũng góp phần vào thẩm mỹ của khoang miệng. Một bộ nướu khỏe mạnh mà có tính thẩm mỹ giúp đem lại tự tin cũng như sức khỏe răng miệng được đảm bảo. Nướu bị sưng không những gây cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng Upharma tìm hiểu các bất lợi của việc sưng nướu cũng như sưng nướu là dấu hiệu của bệnh gì nhé!
1. Sưng nướu là gì?
1. Sưng nướu là gì?
Bình thường, nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, sẵn chắc, không sưng và không chảy máu. Sưng nướu là một bệnh lý phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần nướu bị sưng có màu đỏ, cảm giác đau khi chạm vào hoặc khi thức ăn hay các dụng cụ tiếp xúc với phần nướu đó.
2. Triệu chứng khi sưng nướu
2. Triệu chứng khi sưng nướu
Một số triệu chứng gặp phải khi bạn bị sưng nướu bao gồm:
- Nướu (lợi) tấy đỏ, phù nề
- Hơi thở có mùi hôi tanh
- Các mô của nướu không bám được vào chân răng
- Chảy máu vùng nướu hoặc vùng chân răng gần nướu
- Cảm giác đau, đau tăng lên khi sử dụng các chất kích thích như: thức ăn quá cay nóng hay quá mặn, rượu,...
3. Nguyên nhân gây sưng nướu
3. Nguyên nhân gây sưng nướu
Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sưng nướu:
- Vệ sinh răng miệng kém dẫn tới hình thành các mảng bám quanh răng và nướu, các mảng bám này tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú, phát triển dẫn tới nguy cơ sưng nướu
- Sử dụng bàn chải không đúng cách: việc sử dụng bàn chải trong chải răng hàng ngày là điều cần thiết tuy nhiên nếu chúng ta vệ sinh răng lợi bằng lực quá lớn có thể làm hỏng men răng, tổn thương nướu, sưng nướu. Bàn chải dùng lâu ngày không được thay thế cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tại khoang miệng gây các bệnh về khoang miệng trong đó có sưng nướu.
- Lựa chọn bàn chải chưa phù hợp: việc sử dụng bàn chải quá cứng cũng có thể gây tổn thương nướu.
- Thiếu chất: nghiên cứu cho thấy, việc không bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin (đặc biệt là vitamin C) làm tăng nguy cơ gây bệnh về nướu
- Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với vi khuẩn, khiến mảng bám dễ hình thành hơn và khiến nướu dễ bị sưng.
- Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc cho tác dụng không mong muốn là sưng tấy nướu.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong nha khoa: những người đang trong thời kỳ niềng răng hoặc phải sử dụng răng giả có nguy cơ bị sưng nướu cao hơn nhiều lần so với những người không sử dụng.
- Mắc một số bệnh lý về răng miệng: viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,...
4. Khắc phục tình trạng sưng nướu tại nhà
4. Khắc phục tình trạng sưng nướu tại nhà
Để có một sức khỏe răng miệng cũng như có một bộ nướu khỏe mạnh, có thể tham khảo các cách sau:
- Chải răng đúng cách
- Sử dụng tăm hay chỉ nha khoa phù hợp với tình trạng nướu của mình
- Thường xuyên súc miệng: ít nhất ngày 1 lần
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, thức ăn quá lạnh
- Nếu bạn đang dùng thuốc và sưng nướu là tác dụng phụ của thuốc gây nên, hãy nói với bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng
- Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt, giảm khả năng phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng
- Bổ sung chất xơ và các vitamin vào chế độ ăn