Suy buồng trứng có còn chữa được không?
Suy buồng trứng sớm là vấn đề khiến cho hầu hết các chị em lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà tình trạng này khiến chất lượng cuộc sống của nhiều người giảm sút. Vì thế, nhiều người có thắc mắc “suy giảm buồng trứng có còn chữa được không?”, “cách cải thiện là gì?”. Dược sĩ Upharma sẽ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết sau.
1. Nguyên nhân khiến chị em mắc suy buồng trứng
Buồng trứng là bộ phận có nhiệm vụ thụ tinh, sinh sản ở trong cơ thể nữ giới. Ngoài ra, cơ quan này có chức năng sản xuất hormone sinh sản progesterone và estrogen.
Suy giảm buồng trứng sớm có nghĩa là buồng trứng của nữ giới bị suy giảm chức năng, thậm chí là ngừng hoạt động. Trong đó, người mắc phải tình trạng này sẽ hạn chế vấn đề sinh sản, nuôi dưỡng trứng. Nói cách khác là người bệnh khó có thể sinh con.
Nguyên nhân khiến chị em bị suy chức năng buồng trứng rất đa dạng. Có thể do tuổi tác, bệnh lý tự miễn, di truyền hoặc bệnh nhiễm sắc thể... Tuy nhiên, lý do chính là suy giảm estrogen. Nguyên nhân khiến hormone estrogen suy giảm gồm có:
-
Rối loạn kinh nguyệt.
-
Sử dụng cocain, café, rượu bia, thuốc lá… nhiều.
-
Bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm.
-
Cắt bỏ vòi trứng, một bên buồng trứng.
-
Nạo phá thai bừa bãi.

2. Dấu hiệu suy buồng trứng sớm, chị em cần chú ý
Biết được các dấu hiệu suy buồng trứng, chị em mới có thể can thiệp và xử lý kịp thời. Thông thường, triệu chứng của bệnh tương tự như giai đoạn phụ nữ bước vào kỳ mãn kinh. Cụ thể là:
-
Rối loạn kinh nguyệt.
-
Giảm nhu cầu tình dục.
-
Âm đạo bị khô hạn.
-
Tóc, da bị lão hóa.
-
Người cảm giác muốn bốc hỏa, nhất là vào lúc ban đêm.
-
Mất ngủ.
-
Rối loạn cảm xúc.
Suy giảm buồng trứng thường ảnh hưởng, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng như: bệnh tim mạch, vô sinh – hiếm muộn, trí nhớ suy giảm... Do đó, nếu thấy có các biểu hiện này, chị em hãy đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị kịp thời.

3. Suy buồng trứng sớm có chữa khỏi hoàn toàn không?
Trước kia, phụ nữ từ 40 tuổi trở đi mới bị suy giảm buồng trứng, tiền mãn kinh. Nhưng theo số liệu gần đây, không ít chị em sau 30 tuổi, thậm chí là 20 tuổi đã gặp tình trạng này.
Dù y học đã phát triển nhưng bệnh này vẫn chưa có cách chữa khỏi. Theo các bác sĩ thì chỉ chữa triệu chứng của bệnh mà chưa thể giúp buồng trứng phục hồi chức năng, hoạt động bình thường. Tùy vào từng mức độ người bệnh mắc suy giảm buồng trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cải thiện biến chứng sau đây:
3.1. Liệu pháp hormon thay thế
Phương pháp dùng liệu pháp hormon thay thế đang được nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân suy giảm buồng trứng. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh loãng xương, triệu chứng thiếu estrogen và giảm cơn bốc hỏa.
Khi người bệnh có lượng progesterone và estrogen phù hợp sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định, diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, áp dụng cách này không có nghĩa khôi phục được chức năng của buồng trứng.

3.2. Trữ noãn
Đối với trường hợp phụ nữ chưa lập gia đình và bị suy buồng trứng, hãy cân nhắc tới việc trữ noãn. Đây là giải pháp tốt nhất trong việc duy trì khả năng sinh sản cho phụ nữ, giúp bạn gia tăng cơ hội mang thai, sinh con.
3.3. Bổ sung vitamin D, canxi
Vitamin D và canxi đều là những chất cần thiết và quan trọng tham gia vào việc cấu tạo xương chắc khỏe. Do đó, khi bổ sung 2 chất này sẽ giúp người bệnh suy buồng trứng phòng ngừa bệnh loãng xương.
Tùy vào từng độ tuổi của người bệnh mà hàm lượng canxi và vitamin D cần cung cấp sẽ không giống nhau. Đối với chị em từ 19 – 50 tuổi có thể dùng 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nhưng với phụ nữ sau 50 tuổi sẽ dùng 1.200mg canxi/ngày.

3.4. Điều trị vấn đề về vô sinh
Như nói ở trên, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể khôi phục hoạt động chứng năng của buồng trứng. Nếu hiếm muộn thì thụ tinh ống nghiệm, dùng trứng người hiến tặng được xem là cách tốt nhất để có con.
Nhờ vào noãn tự thân mà một số trường hợp bị suy buồng trứng vẫn mang thai bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để gia tăng khả năng mang thai. Dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3.5. Xin trứng
Xin trứng cũng là phương pháp điều trị suy giảm buồng trứng hiện nay. Nếu bệnh nhân không dùng được noãn của mình nhưng vẫn muốn sinh con, bác sĩ sẽ khuyến nghị cách này. Có như thế, người bệnh mới thực hiện được giấc mơ làm mẹ.
3.6. Biện pháp điều trị tại nhà
Khi nghe được kết quả mắc bệnh này, nhiều chị em sẽ cảm thấy buồn, lo lắng. Nhiều trường hợp người bệnh ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. Điều này càng khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, chất lượng buồng trứng càng suy giảm.
Chị em không nên chịu đựng một mình mà hãy chia sẻ với chồng, bạn bè hoặc hội nhóm để giải tỏa tâm trạng. Thay vì cảm thấy áp lực, căng thẳng, bạn hãy duy trì và giữ cho mình tinh thần thư giãn, thoải mái.
Ngoài các cách trên, người bệnh nên tạo thói quen vận động hàng ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Dù thế nào, bạn hãy chăm sóc bản thân thật tốt để có cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ.
4. Điều trị suy buồng trứng cần chú ý điều gì?
Để có thể cải thiện tình trạng suy giảm buồng trứng hiệu quả, người bệnh cần chú ý những điều sau:
-
Hãy luôn giữ tinh thần thư giãn, lạc quan, tránh suy nghĩ, căng thẳng nhiều.
-
Bổ sung thực phẩm chứa hormone progesterone và estrogen. Chẳng hạn như trái anh đào, đu đủ, chế phẩm từ đậu nành.
-
Có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ, kích thích như thay đổi tư thế, dùng chất bôi trơn… khi quan hệ. Cách này sẽ giúp chuyện “chăn gối” với người ấy được cải thiện, giữ được hạnh phúc trong hôn nhân.

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi “suy buồng trứng có chữa được không?”. Trên thực tế, nhiều người gặp tình trạng này vẫn có thai được. Tuy nhiên, người bệnh cần khám sức khỏe để có được cơ hội điều trị hiệu quả nhất. Nếu thắc mắc, hãy liên hệ với Upharma, dược sĩ sẽ nhanh chóng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.