Tả: Nguyên nhân gây bênh, dấu hiệu, chẩn đoán, biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.
1. Bệnh tả là gì?
1. Bệnh tả là gì?
Bệnh tả là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở đường ruột do vi khuẩn Vibrio cholerae gây lên.
Bệnh tả có thể xảy ra ở mọi đối tượng, có thể xảy ra ở bất kỳ màu nào trong năm. Ở nước ta bệnh tả thường là những trường hợp tán phát, hay xảy ra ở các tỉnh ven biển vào mùa hè.
2. Nguyên nhân gây bệnh tả
2. Nguyên nhân gây bệnh tả
Nguyên nhân gây bệnh tả là do vi khuẩn Vibrio cholerae.
Vi khuẩn Vibrio cholerae
Vibrio cholerae là một vi khuẩn có hình cong dấu phẩy vì vậy nó còn có tên là: Phẩy khuẩn tả. Phẩy khuẩn tả có thể di động nhờ có 1 lông ở đầu, phẩy khuẩn không sinh nha bào.
Vibrio cholerae là một vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối, tức là nó cần oxy để phát triển, phát triển tốt trong môi trường nhiều dinh dưỡng: môi trường nước, sống kí sinh cua, cá, sò biển,... Phẩy khuẩn bị tiêu hủy bởi hóa chất và acid, cũng bị tiêu hủy ở 80°C trong 5 phút.
Ở ngoài cơ thể, chúng tồn tại ở trạng thái hoạt động khi môi trường thuận lợi: môi trường vùng cửa sông, vùng ven biển nước lợ, môi trường có độ mặn cao. Một số trường hợp vẫn sống trong môi trường độ mặn thấp khi môi trường nước nhiều dinh dưỡng và nhiệt độ nước tăng lên cao.
Khi môi trường không đủ các điều kiện thuận lợi, thì phẩy khuẩn sẽ tồn tại ở dạng không hoạt động- trạng thái ngủ và không thể nuôi cấy được. Ở trạng này phẩy khuẩn có thể chịu được những thay đổi về độ mặn, hàm lượng dưỡng chất trong môi trường, nhiệt độ. Khi gặp nhiệt độ tăng, phẩy khuẩn sẽ trở lại trạng thái hoạt động và gây nhiễm.
Trong cơ thể vật chủ có thể tồn tại ở các trạng thái: Trạng thái chuyển động tự do; trạng thái hội sinh; trạng thái cộng sinh; trạng thái ngủ không thể nuôi cấy
Trong 140 nhóm huyết thanh xác lập từ phẩy khuẩn tả thì chỉ có nhóm huyết thanh O gây bệnh tả. Khuẩn tả gồm: Vibrio cholerae O1 và Vibrio cholerae không O1 (V. cholerae không O1 là chủng NAG- chủng không ngưng kết với O1
V. Cholerae có 2 type sinh học (biotype): Tả El Tor và tả cổ điển. Từng biotype lại chia nhỏ thành những type huyết thanh: Ogawa, Inaba, Hikojima.
3. Nguồn bệnh và hình thức lây nhiễm dịch tả
3. Nguồn bệnh và hình thức lây nhiễm dịch tả
Nguồn bệnh ghi nhận:
- Ổ chứa thiên nhiên: Là những động vật thủy sinh, đặc biệt là các nhuyễn thể: cá, cua, ngao, sò biển,...ở các vùng cửa sông hoặc ven biển.
- Người lành mang phẩy khuẩn Vibrio Cholerae (Những người đã được điều trị khỏi về mặt lâm sàng, tức là không còn triệu chứng. Nhưng trong cơ thể vẫn có mang mầm bệnh.
- Bệnh nhân tả: Ở thời kỳ toàn phát của người bệnh, vi khuẩn có thể được thải nhiều ở phân và chất đã nôn ra.
Hình thức lây nhiễm: Lây nhiễm theo đường tiêu hóa, có thể là đường nước uống bị nhiễm bẩn phân động vật hoặc phân người có chứa phẩy khuẩn tả; từ thực phẩm chế biến, bảo quản không hợp vệ sinh
4. Cơ chế bệnh sinh cả bệnh tả
4. Cơ chế bệnh sinh cả bệnh tả
Vi khuẩn từ thức ăn đi vào dạ dày, một lượng bị diệt bởi acid dạ dày, một lượng qua được dạ dày nhờ khả năng chuyển động và các protease- một men phân hủy protein. VK vượt qua lớp nhầy bao phủ tế bào biểu mô ruột. VK bám vào tế bào biểu mô qua TCP (Toxin- coregulated pilus) (sự tổng hợp TCP xảy ra đồng thời với sự tổng hợp CT. CT, TCP và một số yếu tố độc lực khác cùng được sản xuất bởi gen toxR. Protein toxR điều chỉnh sự xuất hiện của các gen độc lực trong sự đáp ứng với các tín hiệu từ môi trường. Một sự tuôn trào các protein điều tiết.
Vibrio cholerae gây bệnh bằng cách tiết ra độc tố Cholera toxin (CT), độc tố này gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hóa enzym adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính.
Ở những người sau mắc bệnh hoặc những người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng đều có miễn dịch đặc hiệu với chủng gây tả đó tối đa 3 năm. Miễn dịch vững chắc nhưng không bền vững như sởi.
Sẽ không có miễn dịch chéo giữa các chủng tả Vibrio Cholerae nhóm O1 và O139, giữa các biotype, giữa các type huyết thanh. Tức là có miễn dịch với O1 vẫn có thể mắc O139 và biểu hiện triệu chứng.
5. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh tả
5. Triệu chứng và dấu hiệu bệnh tả
Thời kỳ ủ bệnh: vài giờ đến vài ngày, thường khoảng 2-3 ngày
Thời kỳ khởi phát: biểu hiện bệnh tả chủ yếu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.
Thời kỳ toàn phát (thời kỳ lây nhiễm mạnh nhất): Xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiêu hoá cấp tính:
- Đầu tiên là đầy bụng và sôi bụng, sau đó tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước. Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước vo gạo.
- Số lần tiêu chảy và số lượng nước mất thay đổi tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau, có thể lên 40-50 lần/ngày, mất 5-10 lít nước/ngày.
- Người bệnh có nôn: Ban đầu nôn ra thức ăn, sau đó chỉ toàn nước trong hoặc vàng nhạt.
- Bệnh nhân không đau bụng, không sốt
- Cơ thể mệt lả, có thể bị chuột rút
- Tình trạng mất nước nhẹ đến nặng có thể có: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, tụt huyết áp có khi không đo được, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh...
6. Chẩn đoán phân biệt
6. Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn bởi vi khuẩn Salmonella: Sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, khoảng 12-14 giờ: BN có sốt cao, đau bụng tiêu chảy và nôn có thể gây mất nước, phân thường là phân tóe nước đôi khi có thể là một nửa đặc lỏng.
- Nhiễm trực khuẩn lỵ Shigella: Bệnh nhân có thể có sốt, đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài thấy giảm đau; phân thường mềm hoặc sệt kèm nhầy mũi, mủ và thường là máu.
- Nhiễm trực khuẩn Escherichia Coli các nhóm huyết thanh O124, O136, O144 gây tiêu chảy và nôn do độc tố ruột.
- Ngộ độc thực phẩm do độc tố tụ cầu: Ủ bệnh ngắn trong vài giờ sau khi ăn. Tình trạng cấp tính như đau bụng dữ dội kiểu viêm dạ dày ruột cấp, sau khi bị tiêu chảy phân lỏng và đau quặn bụng, bệnh nhân buồn nôn và nôn nặng. Bệnh nhân không sốt và có khuynh hướng truỵ mạch.
- Ngộ độc do ăn phải nấm độc: Không sốt, đau bụng nhiều, nôn và tiêu chảy sau khi ăn phải nấm độc. Trường hợp nặng có thể gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, suy gan, suy thận, hạ đường huyết.
- Tiêu chảy do ngộ độc hoá chất (ăn phải thức ăn có nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật): Buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn, tiêu chảy dữ dội, có trường hợp đi ngoài ra máu tươi.
Xét nghiệm chẩn đoán
- Soi tươi mẫu bệnh phẩm:
- Mẫu bệnh phẩm: Có thể là phân/ chất nôn/ thức ăn,…
- Tiến hành: soi trực tiếp phát hiện phẩy khuẩn tả hoạt động
- Phân lập vi khuẩn:
- Nuôi cấy phân lập vi khuẩn những trường hợp dương tính hoặc có nghi ngờ nhiễm bệnh
- Làm kháng sinh đồ cho các chủng đã được phân lập để phục vụ điều trị
- Kỹ thuật di truyền phân tử PCR: xác định gen của Vibrio Cholerae
- Xét nghiệm huyết thanh: xác định kháng thể ngưng kết có giá trị giám sát phát hiện tả, bên cạnh đó phần nhiều phục vụ tiến hành cho nghiên cứu (Sau nhiễm phẩy khuẩn, cơ thể sẽ hình thành các kháng thể kháng độc tố ruột, kháng thể ngưng kết, kháng thể trung hòa)
7. Điều trị bệnh tả
7. Điều trị bệnh tả
Điều trị cách ly người bệnh tại chỗ
- Bù nước điện giải khẩn cấp và nhanh chóng cho người bệnh tránh mất nước bằng Oresol đường uống nếu bệnh nhân nhẹ, truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân với tình trạng nặng, nguy hiểm
- Dựa trên kháng sinh đồ từ phân lập vi khuẩn để đưa ra kháng sinh hợp lý điều trị vi khuẩn nhạy cảm.
- Hiện nay nhóm kháng sinh đang được dùng là kháng sinh dòng quinolon nhóm fluoroquinolon: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin
- Riêng với các đối tượng phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em nhỏ dưới 12 tuổi: khuyên dùng Azithromycin: liều dùng 20mg/kg
- Nên: Người bệnh nên ăn đồ lỏng mềm, dễ tiêu hóa, trẻ nhỏ còn bú sữa mẹ thì tăng cường bú sữa mẹ.
- Tăng cường miễn dịch
- KHÔNG DÙNG các chất có tác dụng làm giảm nhu động ruột, dễ làm giảm thải phân, tăng độc tính.
8. Phòng ngừa bệnh tả
8. Phòng ngừa bệnh tả
Với cá nhân, cá thể, hộ gia đình, cơ quan đoàn thể:
- Đảm bảo vệ sinh nhà cửa, nơi ở, chỗ sinh hoạt
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cơ thể, rửa tay, sát khuẩn tay trước khi ăn uống, chế biến xử lý đồ ăn.
- Chú ý không ăn các đồ ăn không hợp vệ sinh, nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống: như rau sống, gỏi cá, tiết canh, mắm tôm,...
- Theo dõi những người trong gia đình nếu có tiếp xúc với người bệnh, nếu có xuất hiện triệu chứng tiêu chảy cần báo cơ sở y tế.
Với bệnh nhân:
- Cách ly, điều trị tại chỗ
- Điều trị theo phác đồ điều trị, tuân thủ điều trị
- Đồ dùng hàng ngày phục vụ ăn uống ngâm nước sôi; phục vụ sinh hoạt, vận chuyển bệnh nhân như chăn màn, quần áo, xô chậu, xe chở cần được giặt bằng nước sôi, có thể ngâm trong Javen, dung dịch Cloramin B 5% trong 30 phút trước giặt.
- Khử khuẩn, tẩy uế phân và chất nôn của bệnh nhân bằng các chất khử khuẩn như Cloramin B (Clo hoạt động)
- Người tử vong do phẩy khuẩn tả thi thể người bệnh phải được để trong quan tài có vôi bột hoặc cloramin B, bọc cơ thể bằng vải không thấm nước, chôn cất sớm và phải chôn sâu 2 mét hoặc hỏa thiêu.
Với cơ quan y tế, SYT, BYT:
- Tuyên truyền thông tin về dịch bệnh, cách phòng tránh trên các phương tiện đại chúng như loa đài, mạng xã hội, báo,... từ cấp cơ sở làng xóm, thôn xã,.. đến cấp trung ương.
- Tăng cường cung cấp đầy đủ nước sạch
- Tăng cường vệ sinh môi trường
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh của các cơ sở buôn bán, chế biến thực phẩm đặc biệt về thủy hải sản, bếp ăn tập thể, trường học.
- Duy trì giám sát và tăng cường kiểm tra, đặc biệt vùng phát dịch, mùa dịch.
- Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng và chống dịch lây lan.
- Tuyên truyền tiêm vaccine chủ động cho người dân
- Khoanh vùng ổ dịch, xét nghiệm chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh nguy hiểm tính mạng người dân.