Tắc ruột sơ sinh: những điều cân biết và cách điều trị bệnh.
1. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
1. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Có quan điểm cho rằng tắc ruột ở trẻ sơ sinh chỉ được tính khi trẻ mắc bệnh trong vòng từ 7-15 ngày, tuy nhiên cũng có quan điểm lại cho răng trẻ dưới 1 tháng tuổi mắc bệnh cũng được coi là tắc ruột sơ sinh.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng phổ biến, đường tiêu hóa của trẻ vì một lý do nào đó mà bị nghẽn lại các chất trong lòng ruột, hơi không thoát được ra ngoài gây ra tình trạng tắc nghẽn. Tắc ruột so sai lệch cấu trúc các cơ quan giải phẫu được gọi là tắc ruột cơ học. Trong một số trường hợp nhu động ruột ngừng hoạt động gây nên tình trạng liệt ruột thì được gọi là tắc ruột cơ năng.
2. Tại sao tắc ruột ở trẻ sơ sinh lại nguy hiểm?
2. Tại sao tắc ruột ở trẻ sơ sinh lại nguy hiểm?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng một số nguyên nhân khiến cho tỷ lệ tử vong ở trẻ ở mức cao như:
- Sức chịu đựng của trẻ sơ sinh kém hơn rất nhiều so với các đối tượng khác, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể còn chưa phát triển đầy đủ
- Đa số trẻ em mắc tắc ruột đều có kèm theo một số bệnh bẩm sinh khác nên thường điều trị gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ tắc ruột thường bị nôn trớ dễ gây viêm nhiễm đường thở của trẻ.
3. Một số nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
3. Một số nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh là lồng ruột. Hiện nay lồng ruột ở trẻ nhỏ vẫn chưa rõ nguyên nhân vì vậy việc quan sát, theo dõi trẻ hàng ngày là vô cùng quan trọng. Lồng ruột là tình trạng bệnh lý khi mà có một đoạn ruột lồng lên một đoạn ruột khác. Khi tình trạng này xảy ra dễ dẫn đến thiếu máu đoạn ruột bị lồng, ứ đọng chất lỏng trong ruột gây lên tình trạng tắc ruột.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân bẩm sinh khác như:
- Bất thường giải phẫu đường tiêu hóa: Vì lý do nào đó một đoạn ruột bị thắt lại khiến ứ chất dịch trong lòng ruột bị ứ lại gây tắc ruột ở trẻ nhỏ.
- Xuất hiện khối u bất thường. Khối u này có thể chèn ép làm giảm diện tích ống tiêu hóa gây bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
4. Triệu chứng của trẻ sơ sinh khi bị tắc ruột
4. Triệu chứng của trẻ sơ sinh khi bị tắc ruột
Trẻ sơ sinh khi bị tắc ruột sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc đột ngột do đau bụng. Quấy khóc khó chịu thường xuất hiện theo cơn phụ thuộc vào cơn đau bụng của trẻ, mỗi đợt quấy khóc có thể lặp lại sau 15/20 phút. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường ba mẹ nên cho trẻ đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ngoài triệu chứng điển hình là quấy khóc, khó chịu, vật vã trẻ còn có thêm một số những triệu chứng khác như:
- Trẻ xuất hiện nôn trớ, dịch nôn trớ có thể là nước hoặc sữa ngày sau khi được mẹ cho bú hoặc dịch tiết đường tiêu hóa. Khi trẻ có triệu chứng này ba mẹ cần chú ý tránh để các dịch đường tiêu hóa tràn vào cơ quan hô hấp của trẻ dễ gây viêm nhiễm đường thở hoặc cản trở thông khí.
- Đi ngoài ra phân trộn lẫn với máu và chất nhầy, có hình dạng giống thạch nho, triệu chứng này không phải gặp ở tất cả các trẻ tắc ruột nhưng cũng là một triệu chứng có thể gợi ý cho bác sĩ về tình trạng tắ ruột ở trẻ nhỏ.
- Sờ thấy một khối u trong bụng, nhất là đối với các trường hợp tắc ruột do khối u, nếu kích thước khối u đủ lớn các bác sĩ hoàn toàn có thể sờ thấy khối bất thường này của trẻ.
- Trẻ lịm đi, ngủ mê man nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ mất nước ngoài ra do khóc nhiều, nôn trớ cũng khiến nước trong cơ thể bị giảm đi nhanh chóng
- Sốt. Sốt là dấu hiệu báo động tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ, nhiễm khuẩn này không chỉ đơn giản là nhiễm khuẩn ở vị trí ruột bị tắc nghẽn mà còn có thể nhiễm khuẩn những tạng khác trong cơ thể.
5. Điều trị bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
5. Điều trị bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có những hướng xử trí khác nhau:
- Nếu trẻ có tắc ruột do lồng ruột thì sẽ xử trí để tháo vị trí lồng. Hiện nay có 2 phương pháp tháo lồng ruột là tháo bằng hơi hoặc bằng phẫu thuật.
- Nguyên nhân là khối u thì loại bỏ khối U
- Nếu trẻ có những triệu chứng của mất nước thì việc bù nước là ưu tiên hàng đầu vì hậu quả của rối loạn điện giải có thể rất xấu, trẻ có thể trụy tim mạch, suy hô hấp và tử vong trước khi kịp làm các biện pháp điều trị tắc ruột.