Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Tắm nước lá gì để hết ghẻ nước ở trẻ?

Ngoài dùng thuốc tây y, bài thuốc tắm lá trị ghẻ nước ở trẻ em cũng được mọi người sử dụng. Không chỉ điều trị hiệu quả, giúp bé thoải mái mà cách này còn đảm bảo an toàn cho trẻ, không gây tác dụng phụ. Vậy tắm nước lá gì để hết bệnh ghẻ ở trẻ em? Hãy cùng Upharma tìm hiểu các loại lá chữa ghẻ và cách dùng dưới đây để áp dụng giúp bé nhanh khỏi trở lại.

1. Tìm hiểu về bệnh ghẻ nước ở trẻ

Ghẻ nước thực chất là bệnh ghẻ. Đây là cái tên do người dân đặt ra do nó có dạng mụn nước, nằm rải rác và thường xuất hiện ở vùng da mỏng. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do ký sinh trùng cái ghẻ (có tên là Sarcoptes scabiei hominis).

Khi ký sinh trên lớp trung hoặc thượng bì của các vùng da non, chúng sẽ đào rãnh để đẻ trứng và phát triển. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, triệu chứng này vào ban đêm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh dễ lây lan và gây phiền toái cho trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần tìm cách chữa trị kịp thời để con nhanh chóng khỏi bệnh.

Ghẻ nước ở trẻ do nhiễm kí sinh trùng

2. Lý do nên tắm lá để trị bệnh ghẻ ở trẻ?

Để điều trị ghẻ nước ở trẻ em, các bác sĩ sẽ thường kê thuốc kháng Histamin, thuốc bôi chứa corticoid. Nếu sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể để lại tác dụng phụ.

Trong khi đó, trong Đông y đã tìm ra các loại lá tắm có thể trị được ghẻ nước. Theo nhiều người dùng, những loại lá này giúp làm da mát, thông thoáng, chữa ghẻ hiệu quả mà rất an toàn. Không chỉ thế, tắm lá thảo dược còn mang đến nhiều tác dụng như:

  • Cải thiện triệu chứng tổn thương, hạn chế ngứa ngáy, khó chịu trên da đáng kể.

  • Giảm số lần dùng thuốc tây điều trị ghẻ, từ đó giảm tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

  • Tắm lá giúp hạn chế được bệnh ghẻ tái phát lại, những phản ứng phụ xảy ra.

  • Làm tăng thân nhiệt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

  • Khi tắm lá kết hợp với dùng thuốc sẽ đẩy nhanh việc hấp thụ thuốc qua da. Nhờ đó, thời gian điều trị bệnh ghẻ sẽ được rút ngắn.

3. Tắm nước lá gì để hết ghẻ nước ở trẻ nhỏ?

Nếu bạn đang băn khoăn tắm nước lá gì để hết bệnh ghẻ ở trẻ em thì hãy tham khảo dưới đây. Những lá thảo dược này có khả năng chữa ghẻ an toàn, cực hiệu quả đang được mọi người truyền tai nhau. Đồng thời, nó còn rất dễ kiếm và dễ làm tại nhà.

3.1. Lá bạch đàn

Lá bạch đàn thường được chiết tinh dầu với nhiều công dụng

Lá bạch đàn là một loại thảo dược quý chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, được sử dụng để làm tinh dầu. Nó còn được biết đến là thành phần chính trong dầu gió. Bên cạnh kháng khuẩn tự nhiên, lá bạch đàn còn giúp điều khí, thông huyết, ức chế ký sinh trùng phát triển. Vì thế, khi tắm lá này sẽ mang đến tác dụng kháng viêm, sát trùng, giúp da bị tổn thương mau lành hơn.

Các bước tắm lá bạch đàn trị ghẻ:

  • Bước 1: Bạn kiếm và rửa khoảng 5 – 7 chiếc lá bạch đàn tươi.

  • Bước 2: Vò nát lá rồi cho vào nồi nước để đun sôi.

  • Bước 3: Sau khoảng 30 phút đun trên bếp, bố mẹ tắt bếp. Cuối cùng là chờ đợi nước nguội mới cho bé tắm.

3.2. Lá trầu

Lá trầu có hiệu quả sát khuẩn tốt

Tương tự như lá bạch đàn, lá trầu không cũng quen thuộc với rất nhiều người. Lá có mùi thơm, tính ấm mang đến công dụng chống viêm, phòng ngừa nhiễm trùng. Không chỉ thế, lá còn chứa lượng lớn tannin giúp săn da và làm lành vết thương trên da do ghẻ gây ra.

Cách làm:

  • Bước 1: Bố mẹ kiếm một nắm lá trầu mang đi rửa sạch và vò nhẹ.

  • Bước 2: Nấu cùng với khoảng 1 lít nước trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.

  • Bước 3: Lúc này, các bạn pha thêm nước để tắm cho bé. 

3.3. Trị ghẻ nước ở trẻ bằng lá khế

Lá khế được chứng minh có nhiều công dụng với sức khỏe

Nếu quả khế có tác dụng nhuận tràng thì lá khế lại có tác dụng chữa ghẻ, bệnh khớp, tiểu đường… Nhờ giàu tanin, flavonoid, acid hữu cơ… mà lá khế còn chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển.

Cây khế cũng rất phổ biến ở Việt Nam nên bạn dễ dàng tìm kiếm và làm nước tắm cho bé.

Cách dùng:

  • Bước 1: Bạn hãy kiếm một nắm lá khế rồi mang đi rửa sạch.

  • Bước 2: Cho lá khế, ít muối hạt nấu chung với 3 lít nước cho tới khi nước sôi. Sau vài phút, bạn có thể tắt bếp.

  • Bước 3: Khi nước chỉ còn hơi ấm ấm, mọi người có thể dùng để tắm cho bé.

3.4. Lá ổi non

Lá ổi non là một trong những loại cây tắm trị ghẻ ngứa hiệu quả, an toàn

Lá ổi non được biết đến là loại lá chữa tiêu chảy, giảm cân, hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường… Đối với Đông Y, lá ổi còn có tác dụng chữa mẩn ngứa, điều trị viêm da dị ứng, thậm chí là ghẻ. Do đó, tắm lá ổi non cũng là câu trả lời cho câu hỏi tắm nước lá gì để hết ghẻ nước ở trẻ. 

Cách dùng:

  • Bước 1: Bạn kiếm một nắm lá ổi non và mang đi rửa sạch. Tiếp đó là nấu với 2 lít nước trong 15 phút rồi tắt bếp.

  • Bước 2: Mọi người nhớ đổ nước nấu đó ra chậu rồi pha thêm nước lạnh vào để nước vừa đủ ấm, không gây bỏng.

  • Bước 3: Tắm bé với nước lá ổi trong 15 phút. Bạn dùng thêm phần bã lá ổi chà lên da con để phát huy tác dụng chữa ghẻ tốt nhất. 

 

4. Các lưu ý khi điều trị ghẻ bằng cây thuốc nam

Trị ghẻ nước ở trẻ bằng cây thuốc nam an toàn và cho tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, để trẻ mau khỏi, hạn chế để lại sẹo trên da thì bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  • So với thuốc tây, tắm nước lá trị ghẻ sẽ có tác dụng chậm hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để xoa dịu kích ứng, loại bỏ độc tố trong người.

  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé để da thoáng mát, hạn chế tình trạng ngứa ngáy.

  • Vệ sinh khu vực bị ghẻ sạch sẽ trước khi đắp thuốc, tránh bụi bẩn, ẩm ướt.

  • Chú ý để hạn chế bé gãi gây tổn thương da. Nếu con khó chịu, quấy khóc nhiều, bố mẹ nên chườm lạnh cho bé để giảm ngứa.

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé, nhất là vitamin.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được tắm nước lá gì để hết ghẻ nước ở trẻ. Ngoài giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ điều trị ghẻ mà các loại lá này còn rất an toàn, dễ kiếm. Tuy nhiên, bố mẹ cần bôi và cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ để chữa bệnh ghẻ ở trẻ em dứt điểm. Các bạn truy cập vào website Upharma để cập nhật thêm nhiều kiến thức về bệnh học, chăm sóc sức khỏe nhé.