Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Tất tần tật những điều nên biết về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng bạn cần điều trị đúng cách và khoa học. Tốc độ lây truyền của bệnh này rất nhanh và có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Thủy đậu có những triệu chứng khác nhau theo từng giai đoạn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Upharma để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách chữa trị hiệu quả nhé!

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Nhiều người khi bị sẽ lo lắng nguyên nhân của bệnh thủy đậu là do đâu. Thực chất, đây là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus VZV (Varicella - Zoster) gây ra. Khi bị thủy đậu sẽ nổi các mụn nước khắp cơ thể, gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Hầu hết đối tượng nào, dù là trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể bị thủy đậu. 

Khả năng lây truyền của bệnh thủy đậu rất nhanh. Bạn đừng chủ quan với bệnh này vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ nhỏ có đề kháng yếu nên các mẹ hết sức lưu ý khi phát hiện triệu chứng phải đưa trẻ đi khám ngay. Thủy đậu thường dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp, qua đường không khí hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

2. Dấu hiệu bị thủy đậu

Người bị thủy đậu sẽ phải trải qua bốn giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn của người bị thủy đậu sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bao gồm: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát (bắt đầu có nhiều triệu chứng), giai đoạn phát bệnh và giai đoạn hồi phục.

2.1 Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn đầu tiên khi bị thủy đậu là ủ bệnh. Thời gian này kéo dài từ 7 đến 21 ngày và tùy thuộc vào đề kháng cũng như hệ miễn dịch của mỗi người. Người bị thủy đậu ở giai đoạn này chưa có triệu chứng gì đặc biệt.

2.2 Giai đoạn khởi phát

Thời điểm khởi phát của bệnh thủy đậu là một số triệu chứng như đau đầu, sốt nhẹ và cơ thể luôn mệt mỏi. Dấu hiệu nhận biết rõ hơn khi cơ thể bạn bắt đầu phát ban màu đỏ li ti trên khắp cơ thể. Một số người mắc thủy đậu còn đau họng và có hạch phía sau tai.

2.3 Giai đoạn phát bệnh

Thời điểm phát bệnh khá nhanh chóng trong vòng 1 ngày, người bệnh bắt đầu mọc các mụn nước, phồng rộp. Kèm theo đó là một số triệu chứng như chán ăn, sốt cao, buồn nôn và đau đầu. Các nốt ban đỏ lúc đầu dần to hơn với đường kính khoảng từ 1 - 3mm, gây khó chịu và ngứa ngáy.

Dấu hiệu thủy đậu
Khi bị thủy đậu bạn có thể có triệu chứng sốt cao

2.4 Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn phát bệnh khoảng 7 đến 14 ngày, cơ thể bạn sẽ bắt đầu dần dần được phục hồi, mục nước cũng sẽ biến mất. Trong giai đoạn này, bạn cần vệ sinh mụn nước một cách cẩn thận để tránh gây tình trạng nhiễm trùng. Có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc trị thâm, trị sẹo sau khi bị thủy đậu.

3. Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất

3.1 Điều trị tại nhà

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính, ít gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách, khoa học:

  • Bạn nên giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, dùng khăn tắm mềm mại và có nguồn gốc rõ ràng. Người bị thủy đậu hạn chế tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. 

  • Bạn cần hạn chế gãi hoặc sờ vào các mụn nước để tránh việc bệnh bị lây lan khắp cơ thể. 

  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, giúp bạn dễ dàng vận động, thấm hút mồ hôi tốt và cũng cần tránh ra gió nhiều.

3.2 Dùng thuốc điều trị

Bệnh thủy đậu chỉ có các loại thuốc điều trị chứ chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ để kê đơn thuốc hạ sốt hoặc thuốc giúp giảm tình trạng ngứa rát. Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc tím nhằm ngăn ngừa tình trạng các mụn nước vỡ ra để lại sẹo.

Thuốc hạ sốt
Dùng thuốc để giảm triệu chứng thủy đậu

4. Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

4.1 Triệu chứng thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu ở trẻ nhỏ cũng có những triệu chứng gần giống với người lớn. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dễ nhận biết là trẻ hay quấy khóc ban đêm, chán ăn, phát ban đỏ. Các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện triệu chứng trên để điều trị kịp thời. 

4.2 Trẻ bị thủy đậu bao lâu mới khỏi

Sau khi có dấu hiệu bị thủy đậu khoảng 1 tuần, trẻ bắt đầu phát ban màu đỏ trên da. Trong khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh cần bổ sung dưỡng chất và nước cho trẻ nhiều hơn. Mất khoảng từ 7 đến 21 ngày mới phát hiện rõ các triệu chứng của bệnh.

Trẻ em sức đề kháng yếu nên bệnh thủy đậu có thể khỏi hẳn khi điều trị đúng cách từ 2 đến 4 tuần. Trong quá trình điều trị, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường thì mẹ cần đưa đi khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn. 

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ
Trẻ bắt đầu phát ban đỏ trên da

4.3 Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và biến chứng của bệnh ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết cách chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng cách và điều trị kịp thời. Một số cách trị thủy đậu ở trẻ mà mẹ có thể tham khảo dưới đây:

  • Điều trị bằng thuốc: Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị thủy đậu cho trẻ nhỏ cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Mẹ cho trẻ nhỏ uống nhiều nước hơn và hạn chế ra bên ngoài khi bị thủy đậu.

  • Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để tránh trường hợp trẻ gãi mụn nước.

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin như trái cây, các loại hạt và đậu, rau xanh,...

  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cơ thể cho trẻ thường xuyên.

Thuốc điều trị thủy đậu ở trẻ
Thuốc hạ sốt cho trẻ thủy đậu

5. Một số lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu

  • Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi phát hiện những triệu chứng bất thường. 

  • Khi bị thủy đậu, bạn cần chủ động cách ly để tránh tình trạng lây lan cho mọi người xung quanh.

  • Nếu như điều trị tại nhà mà vẫn không khỏi thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Khám bác sỹ
Đến gặp bác sỹ để được tư vấn

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp tất tần tật những thông tin bổ ích về bệnh thủy đậu. Việc phòng ngừa và chữa trị thủy đậu cho người lớn và trẻ nhỏ là điều rất cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc điều trị thủy đậu thì hãy liên hệ ngay nhà thuốc Upharma để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn nhé!