Thiếu máu do thiếu sắt: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và điều trị.
1. Thiếu máu và Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
1. Thiếu máu và Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu được hiểu là tình trạng số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố thấp hơn so với bình thường.
Huyết sắc tố với tên gọi khác là Hemoglobin (Hb) là một protein mà trong thành phần có chứa sắt. Huyết sắc tố đóng vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Hồng cầu bình thường có chứa khoảng 32% Hemoglobin. Việc thiếu hụt Huyết sắc tố khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và có thể xảy ra các bệnh lý thứ phát khác.
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng của thiếu máu do thiếu hụt nguyên liệu tạo máu. Sắt là một thành phần quan trọng cấu thành nên Hemoglobin. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ sắt nguyên tố khiến cho chức năng và số lượng Huyết sắc tố suy giảm gây thiếu máu.
2. Nguyên nhân gây thiếu sắt?
2. Nguyên nhân gây thiếu sắt?
Các nguyên nhân thường gặp của thiếu sắt gây thiếu máu là:
- Không cung cấp đủ lượng sắt nguyên tố so với nhu cầu cơ thể:
- Do nhu cầu bổ sung sắt tăng cao: thường gặp ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt,...
- Do cung cấp không đủ sắt: chế độ dinh dưỡng không khoa học, trẻ em suy dinh dưỡng,...
- Cơ thể giảm hấp thu sắt: cơ thể mắc một số bệnh lý (viêm dạ dày - ruột, xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa,...), đang dùng một số thuốc cản trở hấp thu sắt, sử dụng các loại đồ uống làm giảm hấp thu sắt (chè, cà phê, nước có ga,...),...
- Các rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh
- Thiếu sắt do mất máu mạn tính
3. Các dấu hiệu nhận biết thiếu máu do thiếu sắt
3. Các dấu hiệu nhận biết thiếu máu do thiếu sắt
Các biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Những trường hợp thiếu máu nhẹ thường không biểu hiện ra bên ngoài, nhưng khi cơ thể đã thiếu một lượng lớn sắt thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng và biểu hiện với tần suất và cường độ ngày càng tăng.
Các triệu chứng có thể thấy khi cơ thể thiếu hụt sắt là:
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt
- Chóng mặt, hay choáng váng
- Mệt mỏi
- Tay chân lạnh
- Rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy
- Lưỡi nhạt, mất sắc hồng
4. Nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày
4. Nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày
Với nam giới trên 18 tuổi cần bổ sung 8.7 miligam (mg) sắt mỗi ngày.
Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần bù đắp lượng sắt lớn hơn so với nam giới do bị mất trong kỳ kinh nguyệt, lượng sắt nguyên tố cần mỗi ngày là 14.8mg.
Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên nên bổ sung 8.7mg sắt mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi cần 1.7mg sắt mỗi ngày, với trẻ từ 4-6 tháng cần 4.3mg sắt và trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 7.8mg sắt mỗi ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi có nhu cầu sắt là 6.9mg một ngày, trẻ từ 4-6 tuổi được khuyến cáo bổ sung 6.1mg sắt và trẻ từ 7-10 tuổi cần 8.7mg một ngày. Sau độ tuổi này, lượng sắt cần thiết mỗi ngày của trẻ thay đổi tùy theo giới tính. Trẻ em gái từ 11-18 tuổi cần 14.8 mg một ngày để bù đắp vào chu kỳ kinh nguyệt, trong khi trẻ em trai cùng độ tuổi chỉ cần 11.3 mg một ngày.
5. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
5. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
Trong đa số trường hợp, hạn chế truyền máu trừ khi thiếu máu nặng, mất bù hoặc có chỉ định của bác sĩ.
Bạn có thể bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng và các chế phẩm dạng dung dịch uống, viên uống.
Những loại thực phẩm giàu hàm lượng sắt gồm:
- Các loại thịt có màu đỏ
- Hải sản
- Các loại họ đậu
- Rau có màu xanh đậm
- Nho khô, quả mơ,...
Một số chế phẩm dạng dung dịch hoặc viên uống bổ sung sắt như: Fogyma, Fogyma plus,... có chứa hàm lượng sắt nguyên tố phù hợp với nhu cầu cần bổ sung ở những người có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Trong thời gian bổ sung sắt, có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
6. Nguy cơ thừa sắt
6. Nguy cơ thừa sắt
Nếu bổ sung sắt liên tục trong một khoảng thời gian dài và vượt ngưỡng cơ thể đáp ứng thì có thể xảy ra hiện tượng thừa sắt.
Việc thừa sắt có thể dẫn đến những tổn thương ở đường tiêu hóa, gan, rối loạn nhịp tim,...
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn đã bổ sung sắt hàm lượng cao trong một khoảng thời gian dài và gặp phải các triệu chứng sau:
- Suy nhược cơ thể, sụt cân
- Da đậm màu, màu đồng
- Đau khớp
- Đau bụng
- Cơ thể mệt mỏi