Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.
1. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là gì?
1. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là gì?
Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với các tế bào máu và tế bào thần kinh:
- Tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu mới.
- Tham gia quá trình tổng hợp DNA - vật liệu di truyền của các tế bào trong cơ thể.
- Tham gia quá trình chuyển hóa lipid và protein.
- Tham gia hỗ trợ các hoạt động của hệ thần kinh.
Khi thiếu hụt vitamin B12 gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Nguyên nhân là do: B12 tham gia vào quá trình tổng hợp nên DNA, khi thiếu hụt vitamin B12 làm giảm quá trình chuyển hóa các acid nucleic, từ đó dẫn đến sự phân chia nhân - tế bào chất trong quá trình biệt hóa hồng cầu rối loạn. Dẫn đến tế bào hồng cầu to hơn bình thường, các hồng cầu này không thực hiện được chức năng bình thường của chúng dẫn đến tình trạng thiếu máu.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 là gì?
2. Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 là gì?
Bình thường cơ thể không tự tổng hợp được vitamin B12 mà phải cung cấp từ các nguồn thực phẩm vào cơ thể.
Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 xảy ra khi bổ sung không đủ Vitamin B12 hoặc có thể không hấp thu được vitamin B12 được bổ sung. Có thể là do các trường hợp sau:
- Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B12: Vitamin B12 chứa nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, gan. những người ăn chay thường bị thiếu hụt các chất này.
- Viêm dạ dày: Acid HCl cần thiết cho quá trình hấp thu vitamin B12, khi bị thiếu hụt acid HCl có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu gây thiếu hụt vitamin B12.
- Thiếu máu ác tính
- Bệnh tiêu hóa: Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin B12 ở đường tiêu hóa.
- Phẫu thuật đường tiêu hóa: như phẫu thuật dạ dày, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin B12.
- Do rượu
- Thiếu hụt enzym transcobalamin II: Đây là rối loạn di truyền hiếm gặp, làm giảm quá trình vận chuyển vitamin B12 trong cơ thể.
3. Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu vitamin B12
3. Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu vitamin B12
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Da xanh hoặc vàng, niêm mạc nhợt
- Chóng mặt, mệt mỏi.
- Đánh trống ngực, tim đập nhanh
- Gầy sút cân.
Ngoài các biểu hiện thiếu máu, người thiếu vitamin còn có các biểu hiện thần kinh sau:
- Bàn tay và bàn chân bị tê hoặc ngứa ran.
- Thị lực kém.
- Giảm trí nhớ, dễ bị nhầm lẫn.
- Giảm vận động hoặc nói khó.
- Nếu các vấn đề về thần kinh do thiếu vitamin B12 không được điều trị kịp thời có thẻ không hồi phục được.
Ngoài ra có thể gặp các biểu hiện khác như: Cảm thấy áp lực, cáu kỉnh, buồn nôn, nôn mửa, đau miệng hoặc lưỡi,..
4. Chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12
4. Chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 được chẩn đoán bằng phương pháp sau:
- Xét nghiệm công thức máu(CBC)
- Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu
Nếu lượng vitamin B12 trong máu dưới 150/mL thì sẽ được chẩn đoán là thiếu vitamin B12.
5. Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12
5. Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12
Có thể điều trị thiếu vitamin B12 bằng cách bổ sung vitamin B12 (cyanocobalamin) từ ngoài vào. Tùy vào nguyên nhân thiếu hụt, người bệnh có thể được điều trị đến khi nồng độ vitamin B12 trong máu trở lại bình thường hoặc có thể điều trị suốt đời. Vitamin B12 có thể được bổ sung theo các đường sau:
- Uống vitamin B12 dạng viên
- Tiêm bắp vitamin B12
- Vitamin B12 dạng xịt mũi
Ngoài ra, có thể kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B12.
6. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
6. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
Hầu hết mọi người có thể phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin B12 bằng cách bổ sung đầy đủ các thực phẩm và đồ uống có vitamin B12, bao gồm:
- Các thực phẩm từ động vật: thịt đỏ, cá, thịt gia cẩm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Thực phẩm bổ sung: các thực phẩm bổ sung có chứa các loại vitamin tổng hợp trong đó có cả vitamin B12, hoặc các sản phẩm chỉ chứa vitamin B12.
- Ngoài ra, các loại ngũ cốc, một số loại bánh mì, men dinh dưỡng, sữa từ thực vật cũng có chứa vitamin B12.
Những điều có thể giúp ngăn ngừa thiếu vitamin B12:
- Không uống rượu, bia: do uống nhiều rượu bia sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa từ đó có thể làm giảm hấp thu vitamin B12.
- Kiểm soát các bệnh đường tiêu hóa bị mắc phải: tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những tình trạng mà bạn đang mắc phải.