Tình Hình Covid 19 Hiện Nay Và Cách Phòng Tránh Covid 19
Thời gian gần đây, thông tin về dịch Covid 19 trở lại với số ca mắc gia tăng tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Nắm bắt thông tin và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid 19 là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Cùng Upharma tìm hiểu và phòng tránh Covid 19 hiệu quả nhất ngay tại nhà!
1. Tình hình Covid 19 tại Việt Nam và Quốc Tế
1.1. Covid 19 trở lại và diễn biến phức tạp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đến đầu tháng 5/2025, Covid 19 trở lại với sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc mới. Ở Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc Covid 19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong (nguồn: Chinhphu.vn). Theo khẳng định của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo biến thể mới có tốc độ lây lan cao, gây nguy hiểm cho người lớn tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Các bệnh viện lớn đã tăng cường công tác các biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, Bộ Y tế khuyến nghị người dân chủ động theo dõi sức khỏe và tuân thủ các biện pháp phòng tránh Covid 19.
1.2. Tình hình Covid 19 tại Quốc Tế
Trên thế giới, một số nước châu Á và châu Âu cũng ghi nhận sự xuất hiện trở lại của các biến thể mới, khiến số ca nhiễm gia tăng trở lại sau một thời gian ổn định.
Theo Straits Times, tại Singapore, số ca mắc Covid 19 tăng từ 11.100 ca (thống kê ở tuần cuối tháng 4) lên 14.200 ca (tuần đầu tháng 5). Số người cần chăm sóc đặc biệt giảm từ 3 còn 2, tuy nhiên số người nhập viện lại tăng từ 102 lên 133 người.
Thái Lan, từ đầu năm đến ngày 10/5, đã ghi nhận gần 53.700 ca mắc Covid 19 và 16 ca tử vong. Số ca mắc Covid 19 tại Thái Lan gia tăng do sự bùng phát của biến thể phụ XBB.1.16. Trong khi đó, Malaysia ghi nhận trung bình khoảng 600 ca nhiễm Covid 19 mỗi tuần và không có trường hợp tử vong nào trong năm nay.
2. Triệu chứng mắc Covid 19
Covid 19 là bệnh truyền nhiễm do Coronavirus chủng mới SARS-CoV-2 gây ra. Chúng có thể tạo nên một loạt các triệu chứng như sốt, ho, mất khứu giác và vị giác... Thực tế, có một số người bị bệnh nhẹ với ít triệu chứng trong khi đó một số người khác mắc bệnh nặng hơn.
2.1. Phân loại mức độ nhẹ, trung bình và nặng của Covid 19
Theo hướng dẫn điều trị bệnh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), quy định các mức độ như sau:
-
Bệnh nhẹ khi có bất kỳ một triệu chứng nào đó của Covid 19, ngoại trừ thở gấp và khó thở.
-
Bệnh trung bình khi có triệu chứng bệnh ở đường hô hấp dưới như viêm phổi, nhưng độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) - vẫn ở mức 94% hoặc cao hơn.
-
Bệnh nặng khi có biểu hiện nhịp thở cao, có dấu hiệu bệnh phổi nặng, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) thấp hơn 94%.
2.2. Cách phân biệt mắc Covid 19 với cảm cúm thông thường
2.2.1. Triệu chứng giống nhau của Covid 19 và cảm cúm
Cả Covid 19 và cảm cúm đều có thể gây ra các triệu chứng như:
-
Sốt: Cả cúm và Covid 19 đều có triệu chứng sốt và sốt cao. Nhưng, sốt ở Covid 19 có thể kéo dài từ 4 đến 5 ngày, trong khi cơn sốt do cúm gây ra sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 ngày.
-
Ho: Ho là triệu chứng phổ biến xảy ra ở cả Covid 19 và cúm. Với bệnh cúm, người bệnh sẽ có thể có biểu hiện ho vào ngày thứ 2 hoặc 3, trong khi ho do Covid 19 thường xuất hiện sau vài ngày ủ bệnh.
-
Mệt mỏi: Cúm và Covid 19 đều gây ra mệt mỏi cho người bệnh, khiến người mắc cảm thấy kiệt sức. Tuy nhiên xét về cường độ thì Covid 19 gây triệu chứng mệt mỏi nhiều hơn so với cúm.
-
Đau họng: Đau họng rất phổ biến đối với cả bệnh cúm và Covid 19. Nhưng thực tế, các cơn đau họng do Covid 19 thường trầm trọng hơn so với bệnh cúm.
-
Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi có thể diễn ra ở cả hai bệnh, nhưng nó thường phổ biến hơn ở bệnh cúm và cường độ ở bệnh cúm cũng có vẻ nhiều hơn so với Covid 19.
-
Đau nhức cơ thể: Covid 19 gây ra những cơn đau nhức cơ thể cho người bệnh dữ dội hơn cúm. Ngoài ra, khi bị Covid 19, người bệnh sẽ có những cơn đau nhức cơ thể kéo dài nhiều ngày, còn ở bệnh cúm, nó sẽ giảm dần sau khoảng một đến ba ngày.
2.2.2. Phân biệt triệu chứng của Covid 19 và cảm cúm
Triệu chứng mắc cúm và Covid 19 thường khiến cho người bệnh nhầm lẫn do có những điểm tương đồng về triệu chứng, nhưng cả hai vẫn mang những điểm riêng biệt về thời gian bắt đầu và hồi phục, cường độ và tần suất xuất hiện của các dấu hiệu bệnh.
Người bệnh thông thường sẽ mất từ 2 đến 19 ngày để biểu hiện ra hết các triệu chứng của Covid 19, ngược lại các dấu hiệu của cúm xuất hiện nhanh và có xu hướng gia tăng cường độ trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus. Với hầu hết trường hợp bị bệnh, các biểu hiện cúm kéo dài 3 – 7 ngày và hậu cúm thì người bệnh vẫn còn nhiều dấu hiệu mệt mỏi và hơi không khỏe trong khoảng một tuần (hoặc có thể kéo dài hơn). Ở trường hợp ngược lại, một số báo cáo chỉ ra rằng dư âm của Covid 19 của bệnh nhân có thể diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng.
Về cơ bản, người bệnh khi nhiễm Covid 19 thường có các biểu hiện đặc trưng hơn cúm như:
-
Mất vị giác và khứu giác đột ngột: Việc mất khứu giác và vị giác thường xảy ra ở phụ nữ và trẻ em bị bệnh nhiều hơn ở những người lớn. Ngoài ra, triệu chứng này có thể xuất hiện mà không khiến người bệnh bị sổ mũi hay nghẹt mũi.
-
Ho kéo dài và dai dẳng: Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của Covid 19. Do vậy, nếu thấy ho nhiều, kéo dài, đừng chủ quan, hãy đi khám ngay hoặc liên hệ ngayvới các dược sĩ của Upharma để được tư vấn MIỄN PHÍ.
-
Đau đầu dữ dội: Đau đầu dữ dội là một trong những triệu chứng cơ bản và báo hiệu người bệnh rõ ràng nhất về nguy cơ mắc Covid 19. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn.
-
Khó thở: Trong tất cả các triệu chứng phổ biến thì chỉ có khó thở là không liên quan đến cảm lạnh hay cúm. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, với những người đã tiêm vắc-xin ngừa Covid 19 đủ liều thì khi nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng này chỉ mắc nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm.
-
Đau cơ, đau khớp toàn thân: Khi mắc Covid 19, người bệnh thường cảm thấy đau ở nhiều vị trí khi bị sờ nắn hoặc khi vận động. Cảm giác đau nhức thường tập trung ở các vùng như cổ, vai, lưng, đùi, bắp tay, bắp chân, cổ tay và cổ chân.
2.3. Tại sao cần phân biệt Covid 19 với cảm cúm thông thường
Việc phân biệt giữa biểu hiện của Covid 19 và cảm cúm là cần thiết để có thể giúp người bệnh:
-
Xác định đúng hướng và điều trị bệnh phù hợp.
-
Chủ động cách ly để tránh tình trạng lây nhiễm chéo cho người khác.
-
Thực hiện test Covid 19 sớm để có kết quả chính xác và có hành động can thiệp kịp thời.
3. 09 Biện pháp phòng tránh Covid 19 tại nhà
Để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ Covid 19 trở lại, người đọc hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn.
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Hạn chế tụ tập đông người, đặc biệt trong không gian kín.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Theo dõi triệu chứng hàng ngày, đặc biệt là ho, sốt, mệt mỏi.
- Chủ động test Covid 19 khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta chủ quan. Hãy luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách nắm rõ triệu chứng Covid 19, thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid 19 và test Covid 19 khi cần thiết.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tình trạng sức khỏe, đừng ngần ngại nhắn tin để được các dược sĩ chuyên môn của Nhà thuốc Upharmatư vấn cụ thể và kịp thời.