Trẻ nháy mắt liên tục là dấu hiệu của bệnh Tic?
Trẻ nháy mắt liên tục có thể chỉ là hiện tượng sinh lý do mỏi mắt, căng thẳng hay do thói quen. Tuy nhiên, nháy mắt bất thường kèm theo một số dấu hiệu khác có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ đang bị bệnh Tic. Cùng dược sĩ Upharma giải đáp thắc mắc trẻ nháy mắt như nào là bất thường, dấu hiệu trẻ bị bệnh Tic và cách khắc phục tình trạng này.
1. Trẻ nháy mắt như thế nào là bất thường?
Tình trạng nháy mắt liên tục và nháy thái quá có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Một số biểu hiện của việc trẻ đang bị nháy mắt bất thường như sau:
-
Nháy mắt không kiểm soát: Nếu trẻ nháy mắt nhiều hơn 12 lần mỗi phút có thể coi là tình trạng không bình thường.
-
Có triệu chứng bất thường khác: Nháy mắt có thể đi kèm với các triệu chứng như mắt đỏ, chảy nước mắt hoặc mắt tiết dịch màu vàng.
-
Trẻ dụi mắt nhiều: Trẻ thường xuyên đưa tay lên dụi mắt hoặc có xu hướng kéo mọi thứ lại gần để nhìn rõ hơn.
-
Trẻ gặp khó khăn khi nhìn: Bé thường nheo mắt lại khi nhìn xa hoặc đôi khi không nhìn rõ cảnh vật xung quanh.

2. Nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt liên tục
Trẻ nháy mắt liên tục cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục sao cho hợp lý. Những nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt bất thường bao gồm:
-
Khô mắt: Khi thiếu độ ẩm trong mắt, bé sẽ nháy mắt nhiều hơn để làm ẩm mắt. Điều này thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với môi trường khô hoặc sử dụng máy tính, thiết bị điện tử quá lâu.
-
Dị vật trong mắt: Bụi, côn trùng nhỏ hoặc các vật thể lạ khác có thể gây kích ứng và khiến trẻ nháy mắt nhiều để loại bỏ chúng.
-
Căng thẳng hoặc mệt mỏi: Trẻ có thể nháy mắt nhiều hơn khi căng thẳng, lo lắng hoặc thiếu ngủ.
-
Các vấn đề về thị lực: Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, hoặc loạn thị sẽ làm bé nháy mắt nhiều hơn để cố gắng nhìn rõ hơn.
-
Viêm kết mạc: Viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus có thể gây đỏ, ngứa và chảy nước mắt, dẫn đến nháy mắt liên tục.
-
Tật giật cơ mặt (Tic): Đây là tình trạng co giật không kiểm soát của các cơ mặt, thường do căng thẳng hoặc lo lắng. Tật này có thể gây ra tình trạng trẻ nháy mắt liên tục.
-
Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như động kinh, tổn thương dây thần kinh số V, VII dẫn đến nháy mắt liên tục. Ngoài ra, những bệnh thoái hóa nơron thần kinh như hội chứng Parkinson, hội chứng Wilson cũng gây ra hiện tượng tương tự.

3. Trẻ nháy mắt liên tục có phải dấu hiệu của bệnh Tic?
Trẻ nháy mắt liên tục phụ huynh cần chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh Tic. Đây là thuật ngữ chỉ dạng bệnh lý rối loạn vận động hay rối loạn phát âm không chủ đích. Bệnh Tic chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, dưới 18 tuổi.
Bệnh Tic có thể chia làm hai nhóm bệnh là Tic đơn giản và Tic phức tạp. Bệnh Tic đơn giản sẽ chỉ có những triệu chứng như thường xuyên nháy mắt, chun mũi hay hắng giọng. Bệnh Tic phức tạp sẽ có nhiều hành động nguy hiểm hơn như đánh người khác, tự làm đau mình hay lặp lại lời nói, hành động của người khác trong vô thức.
Bệnh Tíc thường có thể phát hiện qua những dấu hiệu sau:
-
Nháy mắt không kiểm soát: Trẻ nháy mắt liên tục và không thể kiểm soát được hành động này.
-
Kèm theo các cử động khác: Trẻ có thể có thêm các cử động không chủ đích khác như chun mũi, nhún vai hoặc co giật cơ mặt.
-
Phát âm không chủ đích: Trẻ có thể phát ra các âm thanh kỳ lạ không hợp với ngữ cảnh. Một số trẻ bị Tic thường xuyên hắng giọng, cười bất chợt hay phát ra các âm thanh khác lạ mà trẻ không thể kìm lại được.
-
Tần suất và cường độ cao: Các triệu chứng kể trên của bệnh Tic sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài. Tùy theo tình trạng bệnh và cách chữa trị mà tần suất, cường độ xuất hiện biểu hiện bệnh ở trẻ sẽ khác nhau.

4. Cách khắc phục khi trẻ nháy mắt bất thường do bệnh Tic
Bệnh Tic ở trẻ em nhìn chung không quá nghiêm trọng. Đa số các triệu chứng sẽ giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ mà cần tìm cách can thiệp sớm để khắc phục bệnh.
Những cách hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh Tic bạn có thể tham khảo như sau:
4.1. Can thiệp hành vi
Can thiệp hành vi là phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu các biểu hiện của bệnh Tic. Phương pháp này sẽ bao gồm:
-
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): CBT giúp trẻ nhận thức và thay đổi các suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Trẻ sẽ học cách kiểm soát các cơn Tic thông qua việc thay đổi cách phản ứng với các tình huống gây căng thẳng.
-
Huấn luyện đảo ngược thói quen (HRT): HRT là một phần của CBT, giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu trước khi xảy ra Tic. Và bé có thể thay thế chúng bằng các hành động khác ít gây chú ý hơn. Ví dụ, thay vì trẻ nháy mắt liên tục thì trẻ có thể học cách nhắm mắt lại trong vài giây.

4.2. Điều trị bằng thuốc
Trong một số trường hợp, trẻ bị Tic có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
-
Thuốc chống loạn thần: Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng Tic bằng cách điều chỉnh hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
-
Thuốc chống trầm cảm: Thuốc có thể được sử dụng nếu trẻ bị trầm cảm hoặc lo âu kèm theo.
-
Thuốc chống co giật: Trong trường hợp trẻ bị bệnh Tic có dấu hiệu co giật cơ mặt quá nhiều có thể được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
4.3. Điều trị bổ sung theo triệu chứng
Ngoài các phương pháp trên, việc điều trị bổ sung theo triệu chứng cũng rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bé. Nếu trẻ nháy mắt liên tục, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ để giảm khô mắt và kích ứng mắt.
5. Phương pháp phòng ngừa trẻ nháy mắt liên tục do bệnh Tic
Phòng ngừa bệnh Tic đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Mục đích là giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ.
Một số cách phòng tránh bệnh lý này bạn có thể tham khảo như sau:
-
Tạo môi trường sống tích cực: Môi trường trẻ sinh sống nên đảm bảo sự thoải mái, yên tĩnh và hạn chế các áp lực học tập hay xung đột gia đình.
-
Khuyến khích tập thể dục: Trẻ cần được tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời để cải thiện sức khỏe, tâm lý thư giãn và giảm căng thẳng.

-
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Bé cần được ngủ đủ giấc, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ để hạn chế tình trạng trẻ nháy mắt liên tục.
-
Hỗ trợ tinh thần cho trẻ: Cha mẹ nên lắng nghe những khó khăn và nỗi lo lắng của con. Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái bằng sự yêu thương trong gia đình.
-
Chú ý chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cân đối cũng là yếu tối vô cùng quan trọng. Những loại thực phẩm giàu omega-3 là lựa chọn tối ưu giúp cải thiện chức năng não bộ và giảm các triệu chứng Tic.
Khi trẻ nháy mắt liên tục việc thăm khám ngay để phát hiện sớm triệu chứng bệnh Tic mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị. Hy vọng những chia sẻ của dược sĩ Upharma trong bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích. Những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc khắc phục triệu chứng và phòng ngừa bệnh Tic cho trẻ.