Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Trị môi khô nứt nẻ chỉ trong 1 đêm

Môi khô nứt nẻ, bong bóc vừa làm mất thẩm mỹ, vừa khiến bạn cảm thấy ngứa rát, thậm chí chảy máu gây khó chịu. Dược sĩ Upharma sẽ chia sẻ một số phương pháp trị khô môi hiệu quả, bật mí bí quyết giúp bạn khắc phục tình trạng này chỉ sau 1 đêm.   

 

1. Nguyên nhân gây khô môi

Môi khô nứt nẻ là tình trạng đôi môi mất đi độ ẩm tự nhiên, gây bong tróc da môi, sần sùi, có khi gây nứt nẻ gây đau rát và chảy máu. Không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài mà còn khiến bạn có những cảm giác khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Những nguyên nhân khiến cho đôi môi của bạn trở nên nứt nẻ:

Liếm môi nhiều khiến cho môi bị khô môi nứt nẻ
  • Cơ thể thiếu nước: Bạn không uống đủ liều lượng nước trong ngày sẽ làm cho cơ thể mất nước khiến da môi sẽ bị khô và bong tróc.

  • Môi trường xung quanh: Thời tiết trở nên hanh khô, lạnh buốt hoặc nắng nóng, có nhiều bụi bẩn cũng là một nguyên nhân dẫn đến khô môi. Ngoài ra, khi bạn phải thường xuyên ngồi trong phòng có điều hòa sẽ làm giảm độ ẩm xung quanh, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô nứt nẻ.

  • Các thói quen xấu: Hành động liếm môi, hút thuốc lá chính là tác nhân khiến cho đôi môi bạn không còn được ẩm và mịn màng.

  • Sử dụng nhiều son môi có chứa cồn hoặc hóa chất độc hại cũng sẽ làm khô môi.

  • Một số bệnh lý như: bệnh lý tuyến giáp, vảy nến,...

  • Không bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Vitamin A, B2 và C giúp duy trì độ ẩm cho da. Do đó, việc thiếu hụt các loại vitamin này và các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến môi khô.

 

2. TIPs trị môi khô nứt nẻ hiệu quả chỉ trong 1 đêm

Sau khi đã nhận biết được nguyên nhân gây ra tình trạng môi khô nứt nẻ, bạn có thể cải thiện tình trạng đôi môi của mình bằng các biện pháp sau đây:

2.1. Uống nhiều nước

Lượng nước cần được cung cấp cho cơ thể người trưởng thành là khoảng 40ml/kg mỗi ngày. Do đó, uống đủ lượng nước hàng ngày là một cách cực kỳ đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Tip này sẽ giúp bạn sở hữu một đôi môi săn chắc và mềm mại.

Uống đủ nước mỗi ngày có thể hạn chế tình trạng môi khô nứt nẻ

2.2. Ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin A, B2, C

Bên cạnh đó, cung cấp cho cơ thể một số loại vitamin như vitamin A, B2, C và khoáng chất là rất quan trọng. Một số loại trái cây giàu vitamin dễ tìm như cam, chanh, kiwi, bưởi,...

2.3. Dùng vaseline

Vaseline là một sản phẩm đa năng không còn xa lạ với mọi người. Nó có công dụng dưỡng ẩm, làm mềm kết cấu da, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Vì vậy, thường xuyên thoa một lớp vaseline mỏng lên môi sẽ có được một đôi môi ẩm mịn.

2.4. Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng rất tốt giúp giữ cho làn môi căng mọng.

Mật ong không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến món ăn mà còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn tốt. Do đó các cô gái thường sử dụng mật ong để dưỡng ẩm cho đôi môi khô nứt nẻ. Bạn có thể thoa một lớp mật ong lên môi, đợi trong 30 giây rồi bôi thêm một lớp mỏng. Sau khi đủ 15 phút, bạn dùng khăn ấm lau đi mật ong được bôi trên môi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mật ong để làm mặt nạ qua đêm cho đôi môi của mình.

2.5. Dùng dầu dừa trị môi khô

Trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin E, chất kháng khuẩn có khả năng giúp đôi môi được phục hồi, không còn bị khô rát. Bạn chỉ cần thoa một lượng vừa đủ lên môi và để qua đêm.

2.6. Dùng dưa leo

Dưa leo có hàm lượng nước cao, lên đến 95%. Điều này cho thấy đây là nguyên liệu cung cấp độ ẩm cho cơ thể rất tốt. Bạn có thể xắt lát dưa leo rồi đắp lên môi khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch.

2.7. Làm sạch và tẩy tế bào chết

Ngoài việc sử dụng vaseline để dưỡng ẩm thì hỗn hợp giữa vaseline, muối xay và đường cát sẽ giúp làm sạch các lớp tế bào sừng già trên bề mặt môi. Bạn chỉ cần thoa một lớp tẩy tế bào chết lên môi và chờ trong 15-20 phút. Sau đó massage nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc bông tẩy trang ẩm và rửa sạch lại với nước ấm. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để cải thiện tình trạng môi khô nứt nẻ.

2.8. Sử dụng son dưỡng ẩm

Sử dụng các son môi thông thường sẽ khiến đôi môi bạn xỉn màu, dễ khiến tình trạng môi không tốt. Vì vậy, bạn nên có cho mình một loại son dưỡng ẩm có chứa các thành phần như vitamin E, aloe vera,... và SPF giúp bảo vệ đôi môi khỏi các tác nhân xấu từ ánh mặt trời. 

Son dưỡng môi giúp làm mềm mại da môi

 

3. Lưu ý để hạn chế tình trạng môi nứt nẻ

Bên cạnh việc áp dụng tips cải thiện làn môi, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh môi khô nứt nẻ:

  • Không nên sử dụng nhiều son môi thông thường mà quên đi bước dưỡng ẩm.

  • Tránh thói quen liếm môi thường xuyên và hạn chế gặm, cắn đôi môi.

  • Mang khẩu trang hoặc bôi son dưỡng ẩm có chứa thành phần SPF khi ra ngoài, giúp chống tác nhân xấu và bụi bẩn bên ngoài.

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày

4. Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng môi khô

Dược sĩ Upharma đã tổng hợp các câu hỏi về tình trạng môi nứt nẻ, bong tróc:

4.1. Môi khô nứt nẻ ở mức độ nào thì cần đi khám?

Nhiều người cho rằng môi khô và nứt nẻ thì không cần thiết phải đi khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc đi khám sẽ là cần thiết như: vết nứt sâu và đau, môi chảy máu thường xuyên, nhiễm trùng hoặc không cải thiện,...

4.2. Khô môi thường xuyên có phải là bệnh không?

Môi khô thường xuyên không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh lý. Môi khô có thể do các nguyên nhân đã nhắc đến trong bài viết. Tuy nhiên, một số tình trạng như: chàm môi, bệnh tự miễn, phản ứng dị ứng cũng khiến khô môi thường xuyên. Nếu tình trạng môi khô nứt nẻ kéo dài và không cải thiện dù đã thay đổi thói quen sống hoặc sử dụng các biện pháp chăm sóc môi. Lúc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn và nhận được lời khuyên điều trị phù hợp.

4.3. Nam giới có nên dùng son dưỡng không?

Sử dụng son dưỡng môi không phân biệt giới tính nam hay nữ nếu bạn mắc phải các vấn đề về môi khô và nứt nẻ.

5. Tổng kết

Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân gây khô môi nứt nẻ, cách khắc phục tình trạng này hiệu quả và một số lưu ý để hạn chế tình trạng này. Tiếp tục theo dõi thông tin từ Dược sĩ Upharma cung cấp để sở hữu được một làn môi ẩm mịn và hồng hào hơn nhé!