Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Trĩ - Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị.

Trĩ là một căn bệnh phổ biến không chỉ nhiều tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trước đây để nói về mức độ nhiều của căn bệnh này, ngành y học nước nhà đã có câu “ Thập nhân cửu trĩ” tức là trên mười người thì có tới chín người mắc căn bệnh phiền toái này. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều người bệnh vì ngại ngùng mặc cảm với mọi người xung quanh về Trĩ mà phải cố gắng âm thầm chịu đựng những điều khó chịu mà căn bệnh này mang lại.

1. Bệnh Trĩ là gì? 

1. Bệnh Trĩ là gì? 

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh lý mà các tĩnh mạch ở trực tràng dưới hoặc hậu môn bị sưng và dãn ra. Bệnh lý này đem lại cảm giác đau đớn khó chịu, mất tự tin và cực kì bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Trĩ là các bệnh của hệ thống mạch máu bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối giữa động tĩnh mạch đến các cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Người bình thường đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm và được nâng đỡ nhờ các cấu trúc mô sợi đàn hồi. Với những trường hợp thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện, làm tăng áp lực và kèm ứ máu liên tục sẽ khiến cho phình giãn và xuất hiện các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Khi ở độ tuổi càng cao thì các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ dần dần bị suy yếu, các búi trĩ cũng tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn  gây trĩ nội sa.

Bệnh trĩ là gì?

2. Cấp độ và phân loại của bệnh Trĩ

2. Cấp độ và phân loại của bệnh Trĩ

Dựa vào nguồn gốc giải phẫu và vị trí hình thành có thể phân Trĩ thành 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại.

* Trĩ ngoại

Trĩ ngoại xuất hiện bên dưới lớp da bao quay hậu môn. Chúng ta dễ dàng có thể quan sát được trĩ ngoại, búi trĩ được nhìn thấy như cục u trên bề mặt hậu môn. So với trĩ nội thì trĩ ngoại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bất kể khi ngồi xuống, đứng lên, đặc biệt là khi đi cầu. 

Trĩ huyết khối xuất hiện là khi búi trĩ ngoại đã tạo thành cục máu đông, nó sẽ gây đau dữ dội. Trĩ huyết khối có thể gặp ở cả trĩ nội và trĩ ngoại nhưng đa số là thường xảy ra với trĩ ngoại.

* Trĩ nội 

Trĩ nội được tìm thấy ở trực tràng. Khi mới xuất hiện búi trĩ,  búi trĩ còn nhỏ thì nó thường không gây đau và không thể nhìn thấy hay sờ thấy được. Khi đi đại tiện, phân sẽ di chuyển qua trực tràng nó có thể chạm vào búi trĩ  và gây kích ứng  búi trĩ chảy máu. Khi phát hiện máu trên giấy vệ sinh thì người bệnh mới phát hiện ra bệnh trĩ. 

Bệnh nhân bị trĩ nội có thể tự khỏi nhờ thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt  và lối sống, trĩ nội không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Với những búi trĩ đã ở cấp độ III và IV thì phải dùng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ nhằm giảm đau đớn tránh biến chứng cho bệnh nhân. Dưới đây là các cấp độ của trĩ nội

Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ chưa bị lòi ra, nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn

Trĩ cấp độ 2: Trong trường hợp rặn khi đi cầu thì búi trĩ mới bị lồi ra khỏi hậu môn sau đó thì có khả năng tự  rút lên. Còn bình thường thì búi trĩ vẫn nằm trong ống hậu môn 

Trĩ cấp độ 3: Thường xuyên  bị lòi búi trĩ ra khỏi hậu môn, búi trĩ không tự thu lên được mà phải dùng tay để đẩy lên.

Trĩ cấp độ 4: Búi trĩ đã lòi hẳn qua hậu môn cũng không thể dùng tay để đẩy lên được.

Các cấp độ của trĩ nội

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ hay gặp:

  • Bệnh nhân bị táo bón và cố gắng hết sức rặn khi đi cầu
  • Bệnh nhân có chế độ ăn nhiều đạm, chất béo và ít chất xơ
  • Béo phì, thừa cân quá mức
  • Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, hay gặp đối với nhân viên văn phòng
  • Phụ nữ mang thai Hormone thay đổi và phải bổ sung các vitamin tổng hợp, calci, sắt dẫn đến nóng và táo bón 
  • Người già, người cao tuổi các cơ hậu môn không còn co giãn một cách bình thường
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Có tiền sử gia đình bố mẹ bị trĩ

4. Triệu chứng hay gặp của bệnh trĩ

4. Triệu chứng hay gặp của bệnh trĩ

Ở các cấp độ thấp, trĩ chưa có xuất hiện các triệu chứng điển hình, ở các cấp độ lớn hơn trĩ gây ra rất nhiều những khó chịu phiền toái cho người bệnh.

Chảy máu trong quá trình đi vệ sinh nặng, máu đỏ tươi. Ban đầu máu chỉ xuất hiện với lượng nhỏ dính trên giấy vệ sinh. Sau đó máu xuất hiện nhiều, thành tia hoặc nhỏ giọt.

Ngứa vùng hậu môn do niêm mạc ống hậu môn tiết dịch nhầy.

Đau nhẹ, đau vừa có thể đau dữ dội vùng hậu môn tùy thuộc vào mức độ sa của búi trĩ

Vùng quanh hậu môn bị sưng lên 

Xuất hiện huyết khối tại búi trĩ đau và rát

5. Các phương pháp điều trị của bệnh trĩ

5. Các phương pháp điều trị của bệnh trĩ

Nhiều người rất ngại khi nhắc đến và chữa trị bệnh trĩ. Tuy nhiên bệnh trĩ nếu không được phát hiện kịp thời và  không có các phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh sẽ tiến triển nặng và cách duy nhất để điều trị là tiến hành phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

* Điều trị tại nhà

  • Chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất xơ hạn chế chất đạm chất béo và các thực phẩm khó tiêu
  • Nói không với các thực phẩm cay nóng
  • Tập thể dục thường xuyên đều đặn. Mỗi ngày vận động tầm 30 phút giúp kích thích chức năng ruột, làm cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn. Không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu.
  • Hình thành thói quen đi cầu đều đặn, không nhịn đi cầu.
  • Thực hiện ngâm hậu môn bằng nước ấm trong vòng 10 tới 15 phút sau khi đi cầu làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng thuốc bôi hoặc nhét vào vùng hậu môn để giảm triệu chứng đau, rát, ngứa, sưng của bệnh

* Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa

Với các trường hợp trĩ cấp độ 3 và 4, về căn bản là các phương pháp điều trị tại nhà không thể đem lại hiệu quả nhiều và không làm bệnh nhân trở nên dễ chịu được, đã đến lúc phải can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.

  • Trĩ ngoại gây ra tắc mạch và huyết khối nên phải được loại bỏ sớm 
  • Thắt búi trĩ  nhằm ngăn chặn máu đến nuôi búi trĩ, làm cho búi trĩ  teo lại và tự động rụng đi 
  • Loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp phẫu thuật khác

6. Biến chứng có thể gặp phải khi bị trĩ

6. Biến chứng có thể gặp phải khi bị trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải: 

  • Thiếu máu: Khi đi cầu khối phân sẽ kích thích búi trĩ làm cho búi trĩ bị chảy máu
  • Nhiễm trùng: vi khuẩn ở hậu môn vô tình sẽ xâm nhập vào trong búi trĩ gây ra nhiễm trùng, không được phát hiện kịp thời có thể gây ra ổ áp xe