Viêm Amidan: những điều cần biết, các biện pháp điều trị và phòng ngừa.
1. Viêm Amidan là bệnh gì?
1. Viêm Amidan là bệnh gì?
Amidan thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể, là 2 tổ chức lympho - nằm ở phía sau cổ họng, có vai trò: Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn vào cơ thể và chống nhiễm khuẩn.
Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm virus, nhưng vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Viêm amidan thường có biểu hiện sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch 2 bên cổ.
Việc điều trị viêm amidan phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, điều quan trọng là phải được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác. Việc phẫu thuật cắt amidan chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây viêm amidan
2. Nguyên nhân gây viêm amidan
- Nhiễm virus là nguyên nhân hay gặp gây ra viêm amidan, các loại virus thường gặp đó là những loại gây cảm lạnh thông thường như: Coronavirus, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus, Rhinovirus, Virus cúm,..nhưng đôi khi có thể do các chủng virus khác như: Epstein-Barr, Herpes simplex, Cytomegalovirus hoặc HIV gây ra.
- Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm amidan, tỷ lệ lên đến 30%. Trong đó đó phổ biến nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A, ngoài ra, có thể là do: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, và Chlamydia pneumoniae. Hiếm gặp hơn là viêm amidan do: ho gà, vi khuẩn Fusobacterium, bạch hầu, giang mai và bệnh lậu.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng viêm amidan:
- Viêm amidan xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
- Trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường tiếp xúc gần với bạn bè, thường xuyên tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn có thể gây viêm amidan.
- Tiền sử mắc bệnh đường hô hấp như sởi, ho gà, bạch hầu,...
- Ăn uống các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ lạnh (các loại đồ uống lạnh, kém,...)
- Vệ sinh vùng miệng họng kém
- Sống trong mộ trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường.
3. Triệu chứng, dấu hiệu của viêm amidan.
3. Triệu chứng, dấu hiệu của viêm amidan.
Viêm amidan được chia thành 2 thể sau:
* Viêm Amidan cấp tính:
Viêm amidan cấp tính thường có dấu hiệu amidan 2 bên bị xung huyết có màu đỏ và sưng to, tiết dịch, có cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt. Các triệu chứng khác là sốt 39-40 độ, xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng trên amidan, mệt mỏi, chán ăn, nổi hạch ở cổ, đau tai, nhức đầu.
* Viêm Amidan mạn tính:
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Viêm amidan mạn tính có các triệu chứng giống với cấp tính nhưng có thêm một số triệu chứng sau:
- Hơi thở có mùi hôi, dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt
- Thể trạng gầy, yếu
- Ho khan từng cơn, thường có các cơn ho kéo dài
- Ho nhiều gây đau họng, rát cổ họng
- Đối với trẻ em do tăng tiết dịch nên có thể gặp tình trạng chảy dãi, thở khò khè, ngủ ngáy hoặc ngừng thở khi ngủ.
Trong trường hợp mà amidan sưng quá to có thể gây chèn ép đường thở gây ra khó thở, cực kỳ khó nuốt và chảy nước dãi quá mức.
4. Các biến chứng có thể gặp của viêm Amidan
4. Các biến chứng có thể gặp của viêm Amidan
Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Áp xe: có ổ áp xe (túi mủ) bên cạnh amidan.
- Amidan phì đại: Amidan sưng to làm lấn át, làm giảm kích thước đường thở, gây ngủ ngáy haowcj ngừng thở khi ngủ.
- Sỏi amidan: do thức ăn bị mắc lại tại amidan làm vi khuẩn lắng đọng phát triển tại thành các khối màu trắng hoặc vàng (sỏi amidan).
- Viêm khớp cấp: thường viêm các khớp cổ tay. bàn ngón tay, khớp đầu gối.
- Có thể dẫn đến viêm thận, viêm cầu thận cấp.
5. Biện pháp điều trị viêm amidan
5. Biện pháp điều trị viêm amidan
Với trường hợp nhẹ: người bệnh không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp điều trị, tình trạng viêm có thể tự khỏi.
Với trường hợp nặng hơn người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc được chỉ định điều trị ngoại khoa tuy vào tình trạng, mức độ bệnh.
5.1. Điều trị nội khoa:
Nếu trường hợp viêm amidan do nhiễm vi khuẩn thì người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh, giúp làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân và ngăn chặn nhiễm khuẩn sang các bộ phận khác. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh gây ra các biến chứng có thể gặp.
Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh có thể được chỉ định các thuốc khác để điều trị các triệu chứng gặp phải: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc ho, thuốc chống viêm,....
5.2. Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật cắt amidan là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm viêm amidan.
Tuy nhiên việc phẫu thuật cắt amidan chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, hoặc viêm amidan gây ra các biện chứng nặng nề cho người bệnh.
6. Phòng ngừa viêm amidan
6. Phòng ngừa viêm amidan
Để phòng ngừa viêm amidan có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.