Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm chân răng: Những điều cần biết và cách điều trị.

Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở Việt Nam, tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng lại mang lại nhiều khó chịu cho người mắc bệnh. Cùng Upharma tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và những cách điều trị viêm chân răng mức độ nhẹ tại nhà.

1. Viêm chân răng là bệnh gì?

1. Viêm chân răng là bệnh gì?

Khi phần chân răng có màu sắc, hình thái thay đổi thì có thể bạn đã mắc viêm chân răng. Vi khuẩn ở khoang miệng tấn công phần lợi ở chân răng khiến tổn thương lợi, lợi chuyển sang màu sẫm nếu để lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đếm viêm chân răng.

2. Nguyên nhân gây viêm chân răng là gì?

2. Nguyên nhân gây viêm chân răng là gì?

  • Nguyên nhân hàng đầu gây viêm chân răng là vi khuẩn. Vi khuẩn trong khoang miệng chủ yếu là vi khuẩn kị khí, chúng có sẵn trong khoang miệng tuy nhiên khi có điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi và phát triển sẵn sàng gây các bệnh về răng miệng.
  • Khi bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, không loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa trong khoang miệng cùng là nguyên nhân gây bệnh viêm chân răng.  Thức ăn thừa là nguồn thức ăn yêu thích của các vi khuẩn gây bệnh răng miệng, chúng đến tích tụ ở răng rồi tấn công men răng gây viêm ở nhiều phần.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác sẽ làm tăng nguy cơ gây các bệnh răng miệng như hút thuốc lá, uống cafe, thói quen ăn nhiều đồ cay nóng cũng dễ tổn thương hệ thống răng miệng.

3. Triệu chứng của bệnh viêm chân răng.

3. Triệu chứng của bệnh viêm chân răng.

Viêm chân răng.

Bệnh viêm răng được chia làm 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn nhẹ, giai đoạn nặng và giai đoạn nghiêm trọng.

Trong giai đoạn nhẹ bệnh nhân chỉ có những biểu hiện như lợi sưng đỏ, có thể có chảy máu chân răng khi đánh răng, vùng lợi quanh răng có dấu hiệu tổn thương nhưng khi quan sát bằng mắt thường thì chưa thấy tổn thương ở phần răng.

Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này lợi sưng đỏ và có dấu hiệu tụt lợi làm lộ ra phần chân răng phía dưới mà khi răng khỏe mạnh không quan sát được. Bệnh nhân lúc này cẩm nhận được tình trạng đau rõ ràng hơn, đau tức vùng sưng viêm, đau bên má có răng đau và đôi lúc cơn đau lan lên vùng đầu mặt. Ngoài ra bệnh nhân còn nhận thấy hơi thở có mùi hôi nguyên nhân đến từ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng.

Giai đoạn nghiêm trọng: Ở giai đoạn này đã có tổn thương sâu bên trong chân răng và cần đến sự can thiệp của các bác sĩ răng hàm mặt

4. Điều trị viêm chân răng như thế nào?

4. Điều trị viêm chân răng như thế nào?

Đối với các trường hợp viêm chân răng mức độ nhẹ thì việc điều trị là không khó tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị cần phối hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng.

  • Trong trường hợp viêm chân răng do vi khuẩn thì bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh. Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc kháng sinh phối hợp để điều trị các bệnh răng miệng. Phối hợp kháng sinh nhằm tăng hiệu quả điều trị trong những trường hợp viêm chân răng mức độ nhẹ, giá thành của các kháng sinh này cũng không quá cao phù hợp với đa số người dân việt nam.
  • Khi viêm chân răng bệnh nhân thường có biểu hiện đau, cơn đau có thể dữ dội và có thể lan đến các vị trí khác. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay các Nsaid. Ngoài cách sử dụng thuốc có thể chườm lạnh hoặc ấm để giảm đau tại chỗ cho bệnh nhân.
  • Một số loại dung dịch súc miệng như chlorhexidine 0,25% cũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh răng miệng.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, diệt khuẩn để hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

5. Bệnh nhân viêm chân răng nên ăn uống như nào?

5. Bệnh nhân viêm chân răng nên ăn uống như nào?

  • Viêm chân răng khiến bệnh nhân đau và có cảm giác không muốn ăn, khi nhai những thức ăn cứng khiến bệnh nhân đau tăng lên. Vì vậy có một vài lưu ý nhỏ về các thức ăn dành cho bệnh nhân mắc viêm chân răng.
  • Bệnh nhân nên ăn nhưng thực phẩm mềm như soup, cháo, canh, hạn chế những thức ăn cứng vì chúng có thể gây đau khi nhai hoặc làm tổn thương thêm phần chân răng.
  • Những thực phẩm cay, nóng cũng nên được hạn chế trong thời gian này.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho răng như cua, tôm, ghẹ,...
  • Nếu bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc chất kích thích thì cũng nên hạn chế sử dụng trong thời gian này