Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm dạ dày: Những điều càn biết, biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp nhất hiện nay, do nguyên nhân có bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Hãy cùng Upharma tìm hiểu để nắm được các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm dạ dày để có biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh.

1. Viêm dạ dày là bệnh gì?

1. Viêm dạ dày là bệnh gì?

Bình thường dạ dày có một lớp chất nhầy bao quanh lớp niêm mạc bên trong có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid dạ dày. Khi một nguyên nhân nào đó suy giảm yếu tố bảo vệ này làm cho lớp niêm niêm mạc của dạ dày bị tác động bởi pepsin và acid dạ dày gây ra tình trạng viêm. 

Viêm dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đầy bụng, khó tiêu. Viêm dạ dày có thể cấp tính hoặc mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì viêm dạ dày có thể tiến triển gây ra các biến chứng ở đường tiêu hóa. 

Viêm dạ dày.

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày

2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày

Sự suy yếu của hàng rào bảo vệ tạo điều kiện cho dịch tiêu hóa làm tổn thương, gây viêm niêm mạc dạ dày. Hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy yếu có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng rượu bia: uống nhiều rượu bia có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn: nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori)  là một trong những nguyên nhân gây ra viêm, loét dạ dày với tỷ lệ cao nhất. Vi khuẩn này phát triển ở lớp niêm mạc dạ dày, gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển gây phá vỡ lớp bảo vệ và gây viêm. 
  • Do dùng thuốc: Việc dùng kéo dài các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) và Corticoid có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và hay gặp là viêm, loét, chảy máu dạ dày.
  • Do stress, căng thẳng: Căng thẳng, stress là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi tình trạng này kéo dài không được cải thiện, có thể gây ra viêm dạ dày do tăng tiết acid dạ dày theo cơ chế thần kinh.
  • Do thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống không lành mạnh hay bỏ bữa, ăn uống không đúng bữa, ăn uống đồ ăn quá lạnh, cay nóng,..cũng có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm. 

3. Triệu chứng của viêm dạ dày

3. Triệu chứng của viêm dạ dày

Viêm dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Một số triệu chứng mà bệnh nhân viêm dạ dày có thể gặp phải như:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng điển hình, đau có thể từng cơn, đau âm ỉ hoặc đau kèm theo nóng bỏng rát. Cơn đau có thể xuất hiện lúc đói hoặc sau khi ăn no, hoặc ăn nhiều đồ chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh, đau khi căng thẳng thần kinh,...
  • Cảm giác đầy bụng sau khi ăn
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Cảm giác chán ăn, ăn không ngon
  • Mất ngủ, mệt mỏi, gầy sút cân

Ngoài ra, các triệu chứng trên có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản, loét dạ dày - tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. do đó khi có các triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định bệnh từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng của viêm dạ dày.

4. Biến chứng của viêm dạ dày

4. Biến chứng của viêm dạ dày

Viêm dạ dày nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, lâu dài bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Loét dạ dày: niêm mạc dạ dày bị tấn công bởi dịch tiêu hóa (acid dạ dày) gây ra tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, nếu tình trạng viêm này không được chữa trị về lâu dài lớp niêm mạc sẽ bị ăn mòn bởi dịch tiêu hóa dây ra các vết loét niêm mạc dạ dày.
  • Chảy máu dạ dày: Khi lớp loét dạ dày ăn sâu đến phần mạch máu thì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tại ổ loét,lúc này bệnh nhân thường có biểu hiện: Đau bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Thủng dạ dày: đây là biến chứng của tình trạng loét dạ dày nghiêm trọng, thủng dạ dày bệnh nhân thường: đau dữ dội vùng thượng vị, căng cứng bụng, khó thở, mặt tái, toát mồ hôi lạnh, tụt huyết áp,.. Khi gặp các biểu hiện này cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế ngay.
  • Ung thư dạ dày: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở đường tiêu hóa.

5. Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

5. Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Ngoài các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, để chẩn đoán viêm dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:

Test hơi thở: kiểm tra xem tình trạng viêm dạ dày có phải nguyên nhân là do vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm máu: Xem tình trạng viêm do vi khuẩn HP hay không (số lượng bạch cầu).

Xét nghiệm phân: xem có vi khuẩn HP trong phân của người bệnh hay không.

Nội soi dạ dày: Xem được các tổn thương và đánh giá được mức độ viêm của dạ dày. Qua nội soi có thể test được bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Ngoài ra, còn có thể sinh thiết tế bào là mô bệnh học.

6. Điều trị bệnh viêm dạ dày

6. Điều trị bệnh viêm dạ dày

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc điều trị nguyên nhân cũng như là tình trạng bệnh khác nhau:

Thuốc kháng sinh: người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. Có thể áp dụng 1 trong 3 phác đồ điều trị nhiễm vi khuẩn HP như sau:

1. AC: Amoxicillin + Clarithromycin

2. AM: Amoxicillin + Metronidazole

3. MC: Metronidazole + Clarithromycin

Kết hợp điều trị làm giảm bài tiết acid dạ dày và tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày. Trường hợp không nhiễm HP thì không cần sử dụng Kháng sinh.

Thuốc giảm bài tiết acid dạ dày: thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, lansoprazole,...
  • Thuốc kháng histamin H2:  Cimetidin, ranitidin, famotidin, …

Thuốc kháng acid (Antacid): dùng các chất làm trung hòa acid dạ dày: nhôm phosphat, Magie hydroxyd,..

Thuốc bao niêm mạc dạ dày: tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày, Bismuth, sucralfat,...

7. Làm thế nào để phòng ngừa viêm dạ dày

7. Làm thế nào để phòng ngừa viêm dạ dày

Để phòng ngừa mắc bệnh viêm dạ dày có thể thực hiện các biện pháp sau: 

  • Tránh ăn nhiều các đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, hoặc các đồ ăn có độ chua cao,...
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như: cafein, rượu bia, thuốc lá…
  • Chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ.
  • Tránh để tâm lý quá căng thẳng, stress
  • Không dùng NSAID và corticoid kéo dài
  • Không nằm ngay sau khi ăn no