Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc là một trong những căn bệnh về da thường gặp. Bệnh này thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân khi bị viêm da tiếp xúc sẽ cảm thấy ngứa ngáy, sưng đỏ, đau,... Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ về da của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ trình bày cho các bạn một số nội dung cần biết để phòng hoặc chữa viêm da tiếp xúc.

1. Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc là hiện tượng da có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích.

Một số vùng da dễ bị thương tổn bao gồm:

  • Mặt, đặc biệt là vùng quanh mắt

  • Bàn tay và bàn chân

  • Bộ phận sinh dục

2. Phân loại và nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Có hai loại viêm da tiếp xúc gồm dị ứng và kích ứng:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: xuất hiện khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến phản ứng da xảy ra trong 12 – 72 giờ sau khi tiếp xúc. Ví dụ có thể do tiếp xúc với độc tố thực vật như cây thường xuân.

- Viêm da tiếp xúc kích ứng: xuất hiện khi da tiếp xúc với chất kích ứng mạnh hoặc với tần suất lớn hoặc chất kích ứng nhẹ trong một thời gian dài. Một số chất có thể gây kích ứng da có thể kể đến như:

  • Hóa chất

  • Xà phòng, chất tẩy rửa, chất mài mòn

  • Nước hoa, mỹ phẩm không phù hợp, gây kích ứng

  • Một số thuốc bôi ngoài da có thành phần gây kích ứng như kháng sinh, thimerosal, benzocaine,...

Viêm da kích ứng
Viêm da kích ứng

3. Triệu chứng của viêm da do tiếp xúc

Triệu chứng chung của viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng:

  • Thay đổi về da từ ban đỏ, bong vảy, phù nề

  • Sưng nhẹ

  • Nổi mề đay

  • Da khô, nứt nẻ, rộp

  • Loét gây đau

Viêm da nứt nẻ
Viêm da nứt nẻ

Điểm khác biệt để phân biệt giữa 2 loại viêm da này là: viêm da tiếp xúc dị ứng là chủ yếu gây ngứa. Còn viêm da tiếp xúc kích ứng chủ yếu sẽ gây đau.

Với trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng: 

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Cấp tính

(gây đau hơn là ngứa)

Mạn tính (tích lũy) 

(gây ngứa hơn là đau)

Những chất gây kích ứng mạnh, ví dụ như các loại hóa chất gây ăn da, có thể làm tổn thương da ngay lập tức, biểu hiện điển hình là đau rát cấp tính hoặc đau nhói.

Những chất kích ứng nhẹ hơn đòi hỏi thời gian tiếp xúc với da dài, lâu hơn (mạn tính) hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần (tích lũy) gây ra; những dạng này thường biểu hiện bằng ngứa.

 

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Viêm da tiếp xúc có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, cần phải chẩn đoán một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh nhân là phương pháp đơn giản và thường làm: hỏi về tiền sử phơi nhiễm, nghề nghiệp, sở thích, công việc, thuốc bôi, mỹ phẩm đang sử dụng.

  • Bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra mức độ dị ứng của da bằng cách cho da tiếp xúc với lượng nhỏ các chất có thể gây kích ứng, sau đó theo dõi vết phát ban trên da từ 1 - 2 ngày. Nếu da xuất hiện phản ứng dị ứng, đây sẽ là cơ sở để xác định nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Với trường hợp viêm da do tiếp xúc côn trùng: Triệu chứng bệnh sẽ thường nặng hơn do lượng độc tính là lớn hơn, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh bằng cách kiểm tra tổn thương trên da, bệnh có hay xuất hiện không,...

Viêm da do tiếp xúc với côn trùng

5. Một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhưng chủ yếu dựa theo nguyên tắc chung sau đây:

Đầu tiên cần tránh tiếp xúc với tác nhân, yếu tố gây dị ứng, kích ứng. Ví dụ với trường hợp nghi viêm da do mỹ phẩm, cần ngưng sử dụng ngay.

Loại bỏ các chất kích ứng: Rửa vùng da bị tổn thương với nước sạch.

Chườm mát hoặc sử dụng khăn lạnh để đắp để làm dịu bớt cảm giảm đau rát và ngứa. 

Sử dụng các chất làm mềm da: Dùng kem dưỡng ẩm giúp giữ ẩm cho da, đồng thời giúp da tự phục hồi và bảo vệ da không bị viêm trở lại. Da mềm, được cung cấp đủ độ ẩm là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị viêm da tiếp xúc.

Tránh gây trầy xước vùng da bị ứng, kích ứng. Đa số, các trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc đều gây ngứa nghiêm trọng khiến bệnh nhân phải gãi, tuy nhiên việc gãi càng khiến da tổn thương nặng hơn hoặc nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng. Cần thông báo ngay với bác sĩ để được chỉ định dùng kháng sinh. 

Một số thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm:

  • Thuốc chống viêm corticosteroid: Thuốc corticosteroid dạng bôi dùng tại chỗ thường được sử dụng. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm.

  • Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc kháng sinh dạng bôi để phòng ngừa nhiễm trùng.

Thuốc chống viêm corticosteroid

Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý, với các thuốc kể trên, nên tuân thủ theo chỉ định bác sĩ, tránh trường hợp lạm dụng thuốc. Khi dùng corticoid, bệnh nhân nên tuân thủ theo nguyên tắc chung, không sử dụng corticosteroid nồng độ cao trên vùng da mỏng. Ví dụ như da mặt, các vùng kẽ, nếp gấp,bộ phận sinh dục,...

Hầu như các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ không quá nghiêm trọng và tự khỏi khi da được cách ly với tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Tuy nhiên, nếu điều trị tại nhà mà các triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng lên do điều trị sai cách khiến vùng da bị tổn thương lan rộng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. 

6. Biện pháp phòng ngừa

  • Tránh phải tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất gây kích ứng da. Ví dụ như đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với các chất dị ứng, kích ứng đã biết. 

  • Giữ ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm cho da. Vì khi da khô, đặc biệt là da tay rất dễ bị kích ứng khi phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa.

  • Mua, sử dụng những sản phẩm được dán nhãn là không gây dị ứng, thân thiện, an toàn với da nhạy cảm.

  • Dùng sản phẩm skincare, mỹ phẩm lành tính. Khi sử dụng một loại mỹ phẩm mới, bạn cần dùng thử trên một vùng da nhỏ, dùng cách ngày trước khi dùng lên toàn mặt và bôi hàng ngày.

Bộ sản phẩm chăm sóc da

Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể biết được một số cách phòng tránh cũng như điều trị nếu không may mắc viêm da tiếp xúc. Nếu cần tìm địa chỉ bán các thuốc điều trị cũng như sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc, hãy đến ngay nhà thuốc Upharma gần nhất. Upharma cam kết sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý.