Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm đại tràng co thắt - Nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng và phương pháp điều trị

Viêm đại tràng co thắt được coi là một bệnh lý lành tính hay gặp ở tất cả mọi đối tượng. Tuy không đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe nhưng viêm đại tràng co thắt lại gây ám ảnh cho nhiều người. Viêm đại tràng co thắt có những triệu chứng giai dẳng biểu hiện bằng những cơn đau quặn bụng thường xuyên, đại tiện bất thường đem đến cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Đây là một bệnh lý lành tính hay gặp với những bệnh nhân có bệnh lý nền, người thường xuyên căng thẳng, stress.

Viêm đại tràng co thắt là gì?

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý rối loạn chức năng đường ruột. Tình trạng đau bụng tái diễn liên tục liên quan đến quá trình hoặc thói quen đi đại tiện. Triệu chứng điển hình của bệnh là rối loạn đại tiện bao gồm táo bón, tiêu chảy hoặc đồng thời cả 2.

Bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng thường gặp như: đầy hơi, tức bụng, chướng bụng. Những triệu chứng này có xu hướng trở lên mạn tính gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm đại tràng co thắt

Các đối tượng có nguy cơ bị mắc viêm đại tràng co thắt cao hơn bình thường là:

  • Độ tuổi: Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi( trên 50 tuổi)

  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt cao hơn so với nam giới (Theo một số nghiên cứu nữ giới còn có khả năng mắc bệnh này cao gấp 2 lần so với nam giới).
  • Trong gia đình từng có bệnh nhân mắc viêm đại tràng co thắt thì những người trong gia đình đó cũng có khả năng mắc bệnh đó cao hơn người bình thường.

  • Chế độ ăn uống: Những người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thường xuyên ăn thức ăn nhanh, thức ăn chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Yếu tố tâm trạng: Những người gặp stress liên tục, luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng…dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

Triệu chứng điển hình của viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng co thắt có những triệu chứng gần giống với các bệnh đường tiêu hóa khác, đặc biệt là viêm đại tràng. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình để phân biệt viêm đại tràng cấp với các bệnh lý khác.

1. Bụng có dấu hiệu đau quặn thắt

Co thắt đại tràng gây nên những cơn đau bụng quặn, âm ỉ và kéo dài, một số triệu chứng đi kèm như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. Tình trạng này nặng hơn khi bệnh nhân vừa ăn các đồ ăn có tính chua cay hoặc đồ sống, hải sản. Triệu chứng có thể giảm dần hoặc mất hẳn sau khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc xì hơi.

2. Bất thường trong vấn đề đại tiện

Bệnh nhân có thể gặp vấn đề như đi ngoài nhiều lần, táo lỏng thất thường. Sau khi đi đại tiện xong, bệnh nhân vẫn có thể buồn và muốn đi tiếp. Phân thường có phần đầu rắn, đuôi nát, có thể xuất hiện chất nhầy và mùi hôi tanh khó chịu.

3. Bị ảnh hưởng khá nhiều từ các vấn đề thần kinh

Trong một tháng thời điểm mà bệnh nhân gặp áp lực, Stress, căng thẳng cũng là lúc triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn. Đây là dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt không bị lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

4. Các triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng co thắt. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng một số triệu chứng sau sẽ xuất hiện. Chảy máu trực tràng sau đó dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt

  • Sụt cân mà không biết nguyên nhân
  • Xuất hiện tiêu chảy về ban đêm
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng lại xuất hiện vài ngày không đi đại tiện được
  • Thường xuyên đau bụng quặn thắt, cơn đau không có dấu hiệu giảm dù đi ngoài hay xì hơi.
  • Khi đã có những dấu hiệu này thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm

Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng co thắt

Với mục đích giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng từ co thắt đại tràng gây ra, dưới đây là một số phương pháp có thể giảm các triệu chứng này.

1. Thay đổi lối sống

Quản lý căng thẳng áp lực: Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải trải qua những áp lực căng  thẳng mặc dù chúng ta không hề muốn. Việc làm của chúng ta là phải quản lý được cảm xúc của mình, hạn chế suy nghĩ tiêu cực từ đó làm giảm tác động của nó đến sức khỏe tinh thần. 

Điều này tuy nhỏ nhưng nó có thể giúp ngăn ngừa co thắt đại tràng trong tương lai.

2. Hoạt động thể dục thể chất

Tăng cường tập thể dục thể thao giúp cơ thể chuyển hóa chất tốt hơn. 

3. Tăng cường bổ sung chất xơ

Bổ sung đủ chất xơ có thể làm giảm tình trạng phân lỏng hoặc rối loạn nhu động ruột. Chất xơ được bổ sung thông qua việc ăn trái cây, rau, ngũ cốc, đậu.Tích cực giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn cũng có thể làm giảm kích ứng ruột kết.

4. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá

Nếu có thể thì hãy tránh xa hoàn toàn các chất kích đó, còn nếu bắt buộc phải dùng thì hãy hạn chế dùng để có thể có một đường tiêu hóa khỏe mạnh.