Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm loét đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh.

Viêm loét đại tràng là một trong những những bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, Đây là một bệnh mạn tính, sau một thời gian có thể dẫn đến viêm ruột. Do đó cần phát hiện bệnh và điều trị sớm để các triệu chứng bệnh không làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Hãy cùng Upharma tìm hiểu kỹ hơn về viêm loét đại tràng trong bài viết sau đây:

1. Viêm loét đại tràng là gì?

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là bệnh viêm ruột trong đó đường tiêu hóa bị viêm và loét. Bệnh gây ảnh hưởng đến lớp lót bên trong cùng của đại tràng và tá tràng (ruột già), Triệu chứng thường xuất hiện theo thời gian phát triển của bệnh. 

Viêm loét đại tràng có thể gây chảy máu hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị rõ ràng nhưng một số biện pháp điều trị có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Viêm loét đại tráng là bệnh gì?

2. Triệu chứng của viêm loét đại tràng:

2. Triệu chứng của viêm loét đại tràng:

Triệu chứng của viêm loét đại tràng thường khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương.

  • Tiêu chảy thường có máu hoặc mủ
  • Chảy máu: thường thấy máu tươi kèm theo phân
  • Đau quặn bụng, đau bụng
  • Cần đi đại tiện gấp hoặc không thể đi đại tiện dù cảm giác gấp
  • Sút cân
  • Mệt mỏi
  • Sốt

Theo vị trí vị trí bị loét thì viêm loét đại tràng được phân thành các loại sau:

  • Viêm loét trực tràng: Vị trí viêm loét xuất hiện ở vùng trực tràng (gần hậu môn). Dấu hiệu là có chảy máu trực tràng.
  • Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma (đoạn dưới của đại tràng) (Proctosigmoiditis): Có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, đau quặn bụng, cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
  • Viêm đại tràng trái: Viêm từ trực tràng đến phần đi xuống của đại tràng, có các triệu chứng như tiêu chảy ra máu, đau quặn bụng, đau bụng bên trái, thường kèm theo cảm giác cần đi đại tiện gấp.
  • Viêm toàn bộ đại tràng: bệnh nhân thường gặp các đợt tiêu chảy kèm máu, đau quặn bụng, mệt mỏi, sút cân.

3. Biến chứng của bệnh viêm loét đại tràng

3. Biến chứng của bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng không được chữa trị sớm thì bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như: chảy máu tiêu hóa nghiêm trọng, bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu, mất nước, hẹp hoặc phình đại tràng, thủng đại tràng, làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

4. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

4. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng vẫn chưa được xác định.

Tuy nhiên người ta cho rằng một số nguyên nhân có thể gây loét đại tràng như:

Có thể liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Phản ứng miễn dịch bất thường làm cho các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào trong đường tiêu hóa gây ra loét.

Ban đầu bệnh thường xuất hiện ở trực tràng, sau đó lan rộng ra, tổn thương có thể lan ra toàn bộ đại tràng, có trường hợp có thể lan sang cả phà cuối của ruột non.

Ngoài ra chế độ ăn uống và căng thẳng thần kinh cũng có thể là nguyên nhân làm bệnh viêm loét đại tràng bị trầm trọng thêm.

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét đại tràng

Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét đại tràng là như nhau ở cả nam và nữ. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh viêm loét đại tràng như:

  • Tuổi tác: Viêm loét đại tràng có nguy cơ mắc phải cao hơn ở độ tuổi từ 15-30 tuổi và 60-70 tuổi. 
  • Người Do Thái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các chủng tộc khác
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

6. Chẩn đoán viêm loét đại tràng

6. Chẩn đoán viêm loét đại tràng

Để chẩn đoán viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Xem có tình trạng trạng nhiễm trùng hoặc thiếu máu không.
  • Xét nghiệm phân: Xem mẫu bệnh phẩm có hồng cầu, ký sinh trùng hay không để xác định nguyên nhân gây bệnh.
  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi đại tràng, nội soi trực tràng có thể thấy được hình ảnh bên trong của đại tràng và trực tràng.
  • Chụp CT cắt lớp: Có thể thấy được hình ảnh mức độ viêm của tổn thương.
  • Chụp MRI: có thể cho phép xác định các tổn thương và biến chứng mà người bệnh gặp phải.

Chẩn đoán viêm loét đại tràng.

7. Điều trị bệnh viêm loét đại tràng

7. Điều trị bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh mạn tính không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các biện pháp điều trị có thể làm giảm tình trạng viêm. Và tiến hành điều trị tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. 

Thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc để làm để cải thiện và giảm các triệu chứng của bệnh nhân gặp phải. 

Sulfasalazin và dẫn chất: Là thuốc thuộc nhóm sulfamid có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tại chỗ, hạn chế tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân.

  • Aminosalicylate: Dùng thuốc có chứa mesalamine giúp làm giảm tình trạng sưng tấy của đại tràng. 
  • Corticoid: Dùng thuốc chống viêm để giảm nhanh tình trạng viêm loét đại tràng như prednison, budesonide,.. Vì có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Hạn chế sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch:  6-mercaptopurine, azathioprine,...
  • Ngoài ra, có thể dùng các thuốc:  infliximab), adalimumab, golimumab, certolizumab pegol, vedolizumab và ustekinumab là thuốc sinh học. Các loại thuốc như tofacitinib.

Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc cụ thể.

Biện pháp để điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng viêm loét đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Biện pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, thừng đại tràng hoặc nguy cơ thủng đại tràng.

Bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn bảo đảm dinh dưỡng, tốt cho đường tiêu hóa, uống đủ nước, Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, .. khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp điều trị đúng và kịp thời khi bị bệnh.