Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu, dấu hiệu, biện pháp phòng và điều trị bệnh.

“Cái răng cái tóc là góc con người” Từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao vẻ đẹp con người thông qua các “răng” cái “tóc”, nhìn nhận tính cách, sự duyên dáng của một con người. Vì vậy mà việc chăm sóc tóc hay chăm sóc răng miệng lại cực kỳ được đề cao. Với răng, việc chăm sóc đòi hỏi sâu sa hơn. Bởi các tổ chức trong răng phức tạp hơn nên các bệnh về răng từ đó cũng rất nhiều. Cùng Upharma tìm hiểu về Viêm nha chu- một bệnh viêm quanh răng nguy hiểm, để chúng ta có khái nhìn khái quát về bệnh, cũng như có các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, bảo vệ hàm răng chắc khỏe, cái đẹp của con người nha! Vậy để tìm hiểu về viêm nha chu thì ta cùng tìm hiểu xem nha chu nằm ở đâu, cấu tạo vai trò của nó như thế nào mà ảnh hưởng đến hàm răng của chúng ta nhé!

1. Nha chu và vai trò của nha chu 

1. Nha chu và vai trò của nha chu 

Nha chu là một tổ chức quanh răng bao gồm: nướu (lợi), dây chằng quanh răng, men răng, xương ổ răng.

Nha chu có vai trò bảo vệ răng, cố định răng, đảm bảo thẩm mỹ của răng.

2. Thế nào là viêm nha chu?

2. Thế nào là viêm nha chu?

Viêm nha chu là viêm các mô nha chu, bắt đầu từ lợi lan dần xuống các tổ chức bên dưới mô nha chu. Viêm nha chu hay còn gọi là viêm quanh răng là một bệnh viêm mãn tính. 

Viêm nha chu.

3. Nguyên nhân gây viêm nha chu

3. Nguyên nhân gây viêm nha chu

Nguyên nhân chính gây viêm nha chu là các mảng bám chứa vi khuẩn gây bệnh. Các chủng vi khuẩn thường là vi khuẩn gram âm như:

Các yếu tố nguy cơ hình thành mảng bám, cao răng: Aggregatibacter actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, Eikenella corrodens

  • Vệ sinh răng miệng không sạch
  • Căng thẳng, stress
  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Bệnh nhân đái tháo đường
  • Bệnh Scorbut

4. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng viêm nha chu

4. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng viêm nha chu

Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng có thể biểu hiện khác nhau, mức độ nặng khác nhau tùy từng giai đoạn:

  • Đầu tiên dễ nhận thấy là chảy máu khi đánh răng mà bình thường không xuất hiện
  • Có thể nhìn thấy các mảng bám cao răng xuất hiện trên bề mặt răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nướu phù nề, có sưng đỏ. Khi ấn vào nướu có thể có dịch mủ chảy ra ngoài
  • Tụt nướu, hở chân răng khi hình thành túi nha chu 
  • Loét hoại tử
  • Răng bị lung lay, khó nhai và cảm đau khi nhai. Đau trở nặng hơn khi tình trang viêm tiến triển nặng hơn

Các giai đoạn của viêm nha chu:

Các giai đoạn của viêm nha chu.

Viêm nha chu cần điều trị kịp thời. Bởi nếu để bệnh tiến triển lâu ngày, dai dẳng thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, còn ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt, khó chịu khi nhai; đặc biệt viêm nặng ảnh hưởng đến các rễ thần kinh dưới gốc chân răng có thể khiến người viêm nha chu đau đầu vùng thái dương, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết,...

Vì vậy cần chẩn đoán và điều trị sớm bệnh khi còn ở các giai đoạn đầu mới bị viêm nhiễm.

Vậy chẩn đoán và điều trị như thế nào?

5. Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu

5. Chẩn đoán và điều trị viêm nha chu

Chẩn đoán viêm nha chu:

  • Đầu tiên đánh giá lâm sàng: Khám răng và nướu, đo độ sâu túi lợi là đủ để chẩn đoán (độ sâu túi lợi > 4mm trong viêm nha chu)
  • Chụp X-quang răng: tiêu xương ổ răng bên cạnh túi nha chu

Điều trị viêm nha chu

Điều trị phụ thuộc vào tiến triển của bệnh, mức độ nặng nhẹ.

  • Điều trị các yếu tố nguy cơ:  Lấy và loại bỏ cao răng và mảng bám, giảm ổ chứa vi khuẩn
  • Sử dụng kháng sinh điều trị viêm nhiễm: Kháng sinh đường uống hoặc đặt băng thuốc kháng sinh tại chỗ.
  • Amoxicillin 500mg đường uống 3 lần/ ngày, liệu trình 10 ngày. Hoặc Metronidazol 250mg: ngày dùng 3 lần, liệu trình 14 ngày.
  • Gel bôi kháng sinh/ vi cầu chứa Doxycycline/ Minocycline
  • Phẫu thuật: 
  • Tiểu phẫu loại bỏ túi lợi
  • Phẫu thuật tái tạo, ghép xương
  • Nẹp răng lung lay và mài chỉnh bề mặt của răng khi sang chấn khớp cắn.
  • Nhổ răng: khi tình trạng quá nặng

Điều trị viêm nha chu.

6. Phòng tránh viêm nha chu

6. Phòng tránh viêm nha chu

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên ngày 2 lần nên dùng bàn chải lông mềm bảo vệ răng và nướu
  • Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ các thức ăn trong kẽ răng
  • Hạn chế các thức ăn cứng gây tổn thương răng, nướu
  • Súc miệng thường xuyên hàng ngày, có thể dùng:
  •  NaCl 0,9%
  • Chlorhexidine cũng được khuyến cáo trong và sau phẫu thuật hoặc trong điều trị viêm nha chu, súc hàng ngày có thể dùng hàm lượng thấp
  • Định kỳ lấy cao răng và mảng bám thường xuyên 6 tháng 1 lần tại các cơ sở nha khoa đảm bảo uy tín.