Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên đặc trưng bởi ho, khó thở, khò khè. Bệnh hay xảy ra ở lứa tuổi trẻ em dưới 2 tuổi vì vậy cần được đặc biệt lưu ý để phòng tránh và điều trị kịp thời.
Viêm tiểu phế quản là gì ?
Tiểu phế quản là một phần của đường hô hấp dưới, về mặt cấu trúc thành của các tiểu phế quản không có sụn, chỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm tiểu phế quản, một kháng nguyên lạ như phấn hoa hay bụi bẩn cũng có thể khởi phát bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Với hệ miễn dịch còn chưa đầy đủ, khả năng bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh của trẻ còn rất yếu đây là cơ hội tốt để vi khuẩn vi rút tấn công. Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ nhận thấy rằng ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể chỉ mắc bệnh với các nguyên nhân như dị ứng hay virus tuy nhiên sau khi trẻ mắc bệnh có thể nhiễm thêm một số loại vi khuẩn, virus khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi có bội nhiễm việc điều trị sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, nguy cơ, biến chứng cũng như diễn biến xấu cũng cao hơn những trẻ mắc viêm tiểu phế quản thông thường. Vì vậy ba mẹ cần có những biện pháp để tránh bội nhiễm cho trẻ trong bệnh viêm tiểu phế quản.
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản.
Vào thời tiết giao mùa, đặc biệt là giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 mùa đông - xuân, thời tiết mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã chỉ ra, lứa tuổi hay mắc viêm tiểu phế quản thường là trẻ nhỏ, có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện, đồng thời có đường thở nhỏ, dẫn đến tình trạng dễ thoát dịch gây tắc nghẽn hơn lứa tuổi lớn hơn.
Tác nhân gây ra viêm tiểu phế quản điển hình là virus RSV – virus Respiratoire Syncytial chiếm tới 50 - 70% trong các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan. Ngoài ra người ta còn có thể tìm thấy một số tỉ lệ thấp hơn các virus khác như Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm phế quản cấp là gì?
Trong đợt cấp của viêm phế quản các triệu chứng của trẻ diễn biến nhanh và rầm rộ. Đôi khi bố mẹ có thể bắt gặp các biểu hiện ban đầu giống với ho cảm cúm thông thường như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc sốt cao 39, 40 độ. Sau khoảng 3 - 5 ngày, mức độ ho tăng lên nhiều, trẻ bắt đầu có các dấu hiệu nặng hơn trên đường hô hấp có thể kể đến bao gồm: xuất hiện thở khó, thở rít thậm chí tình trạng nghẽn đường thở dẫn đến tím tái, cơn ngừng thở. Đây là những triệu chứng nguy hiểm và đáng lo ngại nhất trong bệnh viêm tiểu phế quản, vì vậy khi trẻ có 1 trong số các triệu chứng trên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Những biểu hiện khác như chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi tùy ở từng trẻ mà có những mức độ khác nhau. Ba mẹ không nên bắt ép con ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng vượt qua giai đoạn bệnh tật này.
Qua việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thở ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.
Với các trường hợp bệnh nhẹ, diễn biến đơn giản bệnh có thể kéo dài từ 7 ngày, ho giảm dần, bệnh được chữa khỏi hẳn nếu được quan tâm và chăm sóc tốt trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên một số ít trẻ em sẽ chuyển sang giai đoạn gặp những biến chứng nặng nề hơn như: sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, phù phổi, suy đa tạng,... gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh viêm tiểu phế quản
Để điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng cũng như thăm khám lâm sàng thực tế của bác sĩ.
Đối với các trường hợp nhẹ, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau cho con:
-
Cho uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, li bì của trẻ
-
Vì đường thở của trẻ đang bị hạn chế nên cố gắng làm thông thoáng đường thở cho con giúp tránh khỏi các biến chứng có thể xảy ra
-
Vệ sinh sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%, loại bỏ các dịch dư thừa tiết ra, giảm tình trạng ngạt mũi
-
Theo dõi thường xuyên các chuyển biến của trẻ
Việc quan sát cẩn thận các dấu hiệu ở trẻ giúp cho bố mẹ kịp thời nắm bắt và có cách xử trí hợp lý nếu có chuyển biến xấu, đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị:
-
Sử dụng các thuốc làm giãn phế quản
-
Nguyên nhân chính của bệnh là do virus nên cần cân nhắc thật thận trọng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp đề phòng tránh bội nhiễm
-
Các biện pháp can thiệp như đặt nội khí quản hay các biện pháp hỗ trợ hô hấp khác nên được chỉ định trong TH cần thiết
-
Xem thêm: Viêm họng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả?