Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.
1. Viêm tụy cấp là gì?
1. Viêm tụy cấp là gì?
Tuyến tụy là một bộ phận của bộ máy tiêu hóa, nó vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết. Chức năng ngoại tiết là sản xuất và bài tiết dịch tiêu hóa như trypsin, lipase, amylase,... đổ vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn còn chức năng nội tiết là tuyến tụy tiết ra Glucagon và insulin vào máu giúp điều hòa lượng đường huyết trong máu. Tuyến tụy là một tuyến phẳng, dài nằng ngay sau dạ dày và sau phúc mạc.
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tuyến tụy, tuyến tụy bị viêm, sưng đỏ do một nguyên nhân nào đó làm hoạt hóa các enzym mà nó tiết ra ngay trong lòng ống tụy làm phá hủy các mô tuyến tụy. Tình trạng viêm tụy cấp xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn (có thể kéo dài vài ngày).
Viêm tụy cấp có thể được chia thành 2 loại:
- Viêm tụy kẽ: kết quả chẩn đoán hình ảnh thấy tuyến tụy phì đại và thấy hình ảnh xe sợi mỡ quanh tụy, phần lớn viêm tụy loại này có thể tự khỏi.
- Viêm tụy hoại tử: quan sát thấy hình ảnh hoại tử tủy hoặc/và hoại tử những vùng quanh tụy.
Mức độ của viêm tụy cấp:
- Mức độ nhẹ: Viêm chỉ xảy ra ở tuyến tụy và vùng lân cận, không có các biến chứng cũng như suy các cơ quan khác, tỷ lệ tử vong thấp.
- Mức độ trung bình: Bệnh nhân có triệu chứng tại chỗ hoặc toàn thân, chứ có suy cơ quan hoặc chỉ suy cơ quan tạm thời (trong 48h) sau đó hồi phục,
- Mức độ nặng: có suy 2 cơ quan hoặc suy đa cơ quan trên 48 giờ. xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng tại chỗ, tỷ lệ tử vong cao >30%.
2. Nguyên nhân của viêm tụy cấp
2. Nguyên nhân của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp có thể do các nguyên nhân sau:
- Sỏi mật hoặc giun chui ống mật: đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá cao 40 - 50%.
- Uống rượu bia: cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra viêm tụy cấp (20-30%).
Các nguyên nhân khác ít gặp hơn:
- Chấn thương vùng bụng, có ảnh hưởng đến tụy.
- Các rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, rối loạn lipid máu, cường tuyến giáp (tăng calci huyết).
- Lupus ban đỏ hệ thống.
- Do nhiễm virus như: Quai bị, EBV,....
- Do dị ứng.
- Do dùng thuốc: Azathioprine, Estrogenes, Methyldopa, Tetracycline …
Tuy nhiên cũng có trường hợp viêm tụy cấp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.
3. Triệu chứng của viêm tụy cấp
3. Triệu chứng của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau bụng: Cơn đau đột ngột, dữ dội, đau bụng trên rốn, lan ra sau lưng, đau vùng trên rốn, bên trái.
- Buồn nôn, nôn
- Sốt, có thể xuất hiện trong 2-3 ngày đầu.
- Rối loạn nhu động ruột, chướng bụng đầy hơi.
- Mạch nhanh, thở nông, huyết áp lúc tăng lúc giảm.
- Vàng da vàng mắt thường gặp trong nguyên nhân sỏi mật hoặc giun chui ống mật.
4. Biến chứng của viêm tụy cấp
4. Biến chứng của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể diễn biến nặng dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến cơ quan khác, thậm chí là tử vong.
Biến chứng tại tụy:
- Tích tụ dịch ở tụy và quanh tụy.
- Viêm tụy mạn: nếu không được điều trị sớm viêm tụy cấp dai dẳng có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.
- Huyết khối tĩnh mạch lách.
- Xuất huyết tại tụy
- Nang giả: dịch tiết và các mảnh vụn tích tụ lại tạo thành nang trong tụy. Nếu kích thước nang quá lớn có thể gây chảy máu trong và nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng tại tụy: đây là một biến chứng khá nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công vào tụy.
- Ung thư tuyến tụy.
Biến chứng hệ thống:
- Sốc: thường xuất hiện sớm, có thể do biến chứng nhiễm khuẩn nặng hoặc xuất huyết.
- Ngoài xuất huyết tại tụy, còn có thể gặp xuất huyết tại các cơ quan khác, trong xoang bụng hoặc trong ống tiêu hóa.
- Suy một hoặc nhiều tạng: có thể gặp suy tim mạch, suy hô hấp cấp, suy thận cấp.
5. Chẩn đoán viêm tụy cấp
5. Chẩn đoán viêm tụy cấp
Để chẩn đoán viêm tụy cấp có thể dùng các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu, định lượng men tuyến tụy: Định lượng lipase máu, Amylase máu hoặc nước tiểu.
- Chụp X-quang ổ bụng
- Siêu âm ổ bụng: có thể thấy được kích thước của tuyến tụy, có thể thấy được vùng hoại tử, tích tụ dịch hay nang giả.
- Chụp CT - cắt lớp ổ bụng.
6. Điều trị viêm tụy cấp
6. Điều trị viêm tụy cấp
6.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc
- Giảm đau: dùng các thuốc giảm đau, giảm co thắt tĩnh mạch. Như thuốc giảm đau: Dolargan, Meperidine (tiêm bắp).
- Giảm tiết dịch tụy: Có thể dùng thuốc kháng Histamin H2 hoặc PPI tiêm tĩnh mạch Somatostatin, Octreotide.
- Phòng và điều trị sốc: Truyền dịch, điều chỉnh cân bằng nước và điện giải cho bệnh nhân.
- Hỗ trợ hô hấp trong trường hợp bị suy hô hấp.
- Trường hợp suy thận nặng cần tiến hành lọc máu.
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng mà bệnh nhân gặp phải.
6.2. Điều trị ngoại khoa:
Chỉ định can thiệp ngoại khoa khi:
- Các phương pháp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.
- Có các biến chứng ngoại khoa như: xuất huyết, hoại tử, viêm phúc mạc, áp xe tụy.
- Nguyên nhân gây bệnh do sỏi mật hoặc giun chui ống mật.