Ứng dụng Nhà thuốc Upharma
Nhà thuốc Upharma

Xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Xơ gan là bệnh lí tiêu hóa khá thường gặp, có thể coi là hội chứng lâm sàng. là hậu quả của nhiều bệnh gan mạn tính khác như viêm gan virus B, C, viêm gan do rượu…

1. Bệnh xơ gan là gì?

1. Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh gan mãn tính đặc trưng bởi sự xơ hóa và phá vỡ cấu trúc gan, và các nốt lan rộng trong gan. Mô xơ hóa thay thế cho các tế bào gan chết hoặc bị phá hủy. Xơ gan làm giảm sản xuất protein cũng như các chất do gan tạo ra, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

Người ta chia xơ gan thành 2 loại:

  • Giai đoạn đầu thường gặp là xơ gan còn bù
  • Xơ gan mất bù (xơ gan cổ chướng) là giai đoạn nhiều biến chứng và diễn biến sau nhiều năm.

Xơ gan là gì?

2. Nguyên nhân bệnh Xơ gan

2. Nguyên nhân bệnh Xơ gan

Các nguyên nhân chính của bệnh xơ gan:

  • Do viêm gan virus B, viêm gan virus C mạn tính
  • Gan nhiễm mỡ và xơ gan do rượu

Ngoài ra, bệnh xơ gan còn được gây ra bởi các nguyên nhân sau đây ở người mắc các bệnh về gan trong thời gian dài:

  • Xơ gan do ứ tắc mật: sỏi, viêm chít đường mật…
  • Ứ đọng máu ở gan kéo dài: suy tim, hội chứng Pick, hội chứng di truyền hiếm gặp khác như viêm tắc tĩnh mạch trên gan Budd - Chiari
  • Do nhiễm độc: thuốc chống lao INH, rifampicin, thuốc nhóm sulfamid, methyldopa, thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexat, hóa chất Phospho, DDT, 
  • Do rối loạn chuyển hóa sắt, đồng (hội chứng Wilson), các rối loạn di truyền hiếm gặp
  • Lách to
  • Một số bệnh lý ký sinh trùng: sán lá gan, sán máng
  • Do suy dinh dưỡng

Bệnh xơ gan có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau và không phân biệt giới tính. Các đối tượng có nguy cơ mắc xơ gan cao là:

  • Người nghiện rượu, sử dụng nhiều chất kích thích
  • Người đang mắc các bệnh viêm gan virus B, C hoặc tiền sử mắc viêm gan virus
  • Người béo phì, tiểu đường
  • Dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn..

3. Triệu chứng bệnh Xơ gan

3. Triệu chứng bệnh Xơ gan

Các triệu chứng của bệnh xơ gan có thể là kết quả của rối loạn gây ra bởi xơ hóa tế bào gan, bao gồm hai hội chứng chính là hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Giai đoạn đầu thường không có bất kì triệu chứng nào, các biểu hiện lâm sàng xuất hiện ở giai đoạn muộn đó là:

  • Người mệt mỏi, mất tập trung, chán ăn
  • Tiêu hóa kém: táo bón, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu..
  • Đau bụng vùng gan
  • Vàng mắt, vàng da, xuất huyết da, niêm mạc
  • Ngứa do ứ đọng sắc tố mật
  • Ở hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, người bệnh có biểu hiện nghiêm trọng như lách to, cổ chướng, giãn 

Cùng với đó, xơ gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần chú ý như:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xuất huyết tiêu hóa
  • Nhiễm trùng 
  • Hội chứng gan thận: 
  • Hội chứng gan phổi: tình trạng xơ gan đi kèm giãn mạch máu trong phổi gây khó thở 
  • Ung thư gan.

Biến chứng của bệnh xơ gan trên đây đều có nguy cơ tử vong cao. 

4. Chẩn đoán bệnh Xơ gan

4. Chẩn đoán bệnh Xơ gan

Các biện pháp chẩn đoán xơ gan bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý, sử dụng thuốc, tiền sử bệnh lý trong gia đình..đồng thời 
  • Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu (đông máu, công thức máu, sinh hóa máu…), sinh thiết gan là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán xơ gan
  • Chẩn đoán hình ảnh xác định các tổn thương gan và đánh giá chức năng gan: Siêu âm, CT scan, chụp cộng hưởng từ.

5. Điều trị bệnh Xơ gan

5. Điều trị bệnh Xơ gan

Bệnh xơ gan cần được điều trị tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Căn cứ vào tình trạng tổn thương gan và nguyên nhân gây bệnh
  • Đối với giai đoạn đầu của xơ gan, mục tiêu điều trị là giảm tối đa tổn thương tại gan. Mục tiêu của việc điều trị luôn là làm chậm quá trình xơ quá tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan. 
  • Các trường hợp tổn thương nặng, bệnh nhân được chỉ định nằm viện dài ngày.

Các biện pháp điều trị xơ gan cụ thể:

  • Thuốc điều trị xơ gan: thuốc kháng virus viêm gan B (tenofovir, entecavir..), thuốc kháng virus viêm gan C (sofosbuvir, velpatasvir, ribavirin…) 
  • Tuân thủ liệu trình cai rượu, không sử dụng rượu bia với xơ gan do rượu
  • Bổ sung các sản phẩm tăng cường chức năng gan, sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, truyền albumin…
  • Đối với ung thư gan: phẫu thuật loại bỏ khối u, xạ trị, hóa trị..
  • Phẫu thuật ghép gan
  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: bổ sung chất đạm, rau xanh, acid amin, giảm muối...

6. Phòng ngừa bệnh Xơ gan

6. Phòng ngừa bệnh Xơ gan

Phòng ngừa xơ gan.

Để ngăn ngừa nguy cơ xơ gan, cần chú ý tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan virus B
  • Không sử dụng rượu bia đối với người mắc bệnh về gan
  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm soát cân nặng 
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung protein, chất xơ, hạn chế đồ ăn có thể chứa ký sinh trùng như hải sản sống, rau sống..