Đừng nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói

Hiện nay, tỷ lệ trẻ tự kỷ đang tăng cao ở nước ta. Rất nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng khi thấy con em nhà mình bị chậm nói. Vậy chậm nói có phải là bị tự kỷ không? Làm sao để phân biệt được trẻ chậm nói do tự kỷ và trẻ chậm nói thông thường? Cùng dược sĩ Upharma tìm hiểu các dấu hiệu cũng như cách phân biệt hai trường hợp này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ tự kỷ là gì?

1.1. Trẻ tự kỷ chậm nói 

Tự kỷ ở trẻ em là tập hợp các rối loạn phát triển thần kinh lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, trong giai đoạn trước 3 tuổi ở trẻ em. Biểu hiện trẻ tự kỷ bao gồm: kém giao tiếp, kém tương tác xã hội và có hành vi bất thường. 

Trẻ tự kỷ
Chậm nói là biểu hiện phổ biến của trẻ tự kỷ

1.2. Trẻ bị chậm nói thông thường

Trẻ chậm nói thông thường có biểu hiện là vốn từ ít ỏi, không thể hoặc khó nói được một câu hoàn chỉnh. Trẻ có mong muốn giao tiếp, có thể nghe, hiểu người lớn đang nói gì và chỉ không thể nói ra. Về mặt thể chất và tâm lý trẻ chậm nói vẫn hoàn toàn bình thường.

2. Cách phân biệt trẻ tự kỷ và chậm nói

Việc phân biệt được trẻ chậm nói do tự kỷ với trẻ chậm nói thông thường giúp bố mẹ có thể sớm can thiệp để cải thiện bệnh tình của con. Dưới đây là một số cách phân biệt mà cha mẹ có thể tham khảo:

Hành động

Trẻ tự kỷ

Trẻ chậm nói 

Giao tiếp qua ánh mắt

Ánh mắt liếc ngang liếc dọc, không nhìn vào người nói, thích dùng cử chỉ khi giao tiếp. Thường tránh giao tiếp ánh mắt với người khác, không phản ứng khi được gọi. Ánh mắt trẻ đờ đẫn, thiếu linh hoạt hoặc chỉ thích chơi một mình.

Không thể nói nhưng ánh mắt vẫn sẽ tập trung khi nghe thấy mẹ nói.

Phản ứng với sự việc xung quanh

Ít phản ứng khi được người lớn gọi tên, kém về mặt giao tiếp ngôn ngữ, không thể hiểu ý người khác, không có bắt chước, tập nói theo người lớn.

Phản ứng khi được người khác gọi tên, không tính đến trường hợp mải chơi hoặc đang tập trung.

Khả năng tập trung của trẻ

Thường liếc ngang liếc dọc, táy máy tay chân, hoặc có thể nghe nhưng không thể làm theo được. Trẻ lặp đi lặp lại một động tác hoặc lời nói, biểu hiện rập khuôn, bất thường như: vặn xoắn tay, vỗ tay, đập tay,...không thể kiểm soát.

Có thể tập trung tốt, biết lắng nghe, nhìn chăm chú và làm theo lời  cha mẹ nói.

Khi chơi cùng bạn bè, bố mẹ

Thích chơi đùa, tương tác với đồ vật hơn.

Sẽ thích chơi với mọi người và sẽ cảm thấy buồn khi chỉ có một mình.

Khả năng bộc lộ cảm xúc, nghe và nói

Ít hoặc không cười đáp lại bố mẹ, chỉ cười khi bị nhột hoặc cười lớn không kiểm soát, không đúng tình huống.

Sẽ lắng nghe và cười với cha mẹ khi nghe được chuyện vui hoặc thích thú, con vẫn có thể nghe hiểu nhưng chưa thể nói ra được.

Khi giao tiếp với mọi người

Ít hoặc không biết dùng hành động để nói lên điều mình muốn.

Biết thể hiện mong muốn của bản thân bằng thông qua việc dùng ngón tay để chỉ vào đồ vật muốn lấy.

 

3. Các biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói

Trẻ bị tự kỷ chậm nói là một trường hợp đặc biệt với những biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện trẻ tự kỷ thường gặp như sau:

  • Trẻ ít hoặc không giao tiếp bằng mắt.

  • Thờ ơ, không lắng nghe người khác nói trong quá trình giao tiếp.

  • Không bày tỏ cảm xúc, sở thích với đồ vật và hoạt động mà mình hứng thú.

  • Phản hồi chậm và không phản hồi khi được gọi tên.

  • Khó khăn trong giao tiếp, chậm nói hoặc thường nói linh tinh.

  • Nét mặt và cử chỉ không phù hợp với lời nói.

  • Không hiểu hoặc khó hiểu được ý người khác.

  • Không thể điều chỉnh hành vi phù hợp với tình huống xã hội.

  • Gặp khó khăn khi chơi các trò chơi cần trí tưởng tượng. 

  • Khó khăn khi kết giao bạn bè cùng lứa.

  • Lặp lại nhiều lần một hành động hay lời nói.  

Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ chậm nói gặp khó khăn khi kết giao bạn bè

4. Biện pháp điều trị cho bệnh tự kỷ ở trẻ

4.1. Chữa tự kỷ bằng phương pháp y sinh học

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu cho chứng tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các triệu chứng tự kỷ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con sử dụng các liệu pháp như: Vật lý trị liệu, bấm huyệt, Oxy cao áp, tế bào gốc, để giảm bớt các triệu chứng tự kỷ ở trẻ.

Trẻ tự kỷ
Vật lý trị liệu làm giảm bớt triệu chứng tự kỷ ở trẻ

4.2. Liệu pháp tâm lý

Ngoài việc sử dụng thuốc để ngăn các triệu chứng tự kỷ ở trẻ thì việc áp dụng các phương pháp tâm lý cũng được nhiều bác sĩ khuyến khích. Cha mẹ có thể sử dụng liệu pháp can thiệp tâm thần vận động, phân tích hành vi,...để cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.

4.3. Liệu pháp giúp tăng chức năng não cho trẻ bị tự kỷ

Hầu hết, các chức năng như nghe - nói, ghi nhớ và xử lý thông tin đều là quá trình hoạt động của não bộ. Do đó, ngoài các phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ trên thì phụ huynh nên chú ý đến việc tăng cường chăm sóc não bộ của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Trẻ tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp tăng cường não bộ của trẻ

4.4. Phương pháp luyện tập tại nhà cho trẻ tự kỷ

Nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể cho con sử dụng các phương pháp luyện tập ngay tại nhà. Một số phương pháp cha mẹ có thể sử dụng như: khuyến khích trẻ tương tác với người khác, dùng ngôn ngữ đơn giản để giao tiếp với trẻ,...

Trên đây là toàn bộ các thông tin về trẻ tự kỷ mà phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, cha mẹ đã nắm được cách phân biệt được giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói thông thường. Nếu còn gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với số hotline của nhà thuốc Upharma để được tư vấn chi tiết hơn nhé.