5 mẹo mẹ nên thử khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Trẻ sơ sinh khoảng dưới 6 tuần tuổi hay vặn mình khi ngủ hoặc khi ăn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ hết khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ thường xuyên rướn, vặn mình khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, từ xưa ông bà ta đã truyền miệng nhau những mẹo trị vặn mình ở trẻ sơ sinh. Vậy hãy để Upharma chia sẻ 5 mẹo mẹ nên thử khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là gì?

Theo các bác sĩ khoa Nhi lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Giai đoạn mới sinh, các tế bào thần kinh, thể vân và vỏ não phát triển chưa hoàn thiện nên các hoạt động dưới vỏ sẽ chiếm ưu thế hơn. Trẻ vặn mình, khua tay khua chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình được chia làm 2 nhóm: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

  • Nguyên nhân sinh lý:

  • Không gian ngủ của trẻ không được yên tĩnh, thoải mái.

  • Trẻ mặc quần áo hay quấn chăn quá chật, bỉm ướt hoặc tràn,...

  • Trẻ sơ sinh bị đói.

  • Trẻ bị táo bón, khó đi vệ sinh.

  • Nguyên nhân bệnh lý:

  • Trẻ bị thiếu hụt Canxi.

  • Trẻ bị tổn thương da như dị ứng, côn trùng đốt.

  • Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình còn có thể biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn: Rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, đau bụng, trào ngược dạ dày).

  • Vàng da trẻ sơ sinh, mắc bệnh lý về gan,... 

  • Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay vặn mình, gồng mình, khó ngủ.

Ba mẹ lưu ý và thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ để có thể phân biệt được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình là gì?

2. 5 mẹo mẹ nên thử khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

Trẻ sơ sinh khi sinh ra có thể chưa quen với môi trường bên ngoài vì trong bụng mẹ, trẻ được ôm ấp, bao bọc. Khi ra ngoài, không được bao bọc, trẻ có thể sẽ thấy chơi vơi, vặn mình không kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể chèn gối xung quanh để trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, ba mẹ cần xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Từ đó, bố mẹ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ. 

2.1. Đảm bảo không gian bé ngủ thoải mái

  • Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ phòng đảm bảo ở mức vừa phải không quá lạnh, quá nóng. Nhiệt độ phòng trong khoảng từ 27 - 30 độ C.

  • Cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, không tiếng động mạnh gây kích động cho bé. 

  • Giữ ánh sáng phòng thật dịu, không để đèn quá sáng, cũng không tắt đèn hoàn toàn. Một ánh đèn ngủ nhẹ, giúp bé yên tâm ngủ, mẹ có thể quan sát bé, thay bỉm và chăm sóc bé dễ dàng vào ban đêm.

    Đảm bảo không gian bé ngủ thoải mái

2.2. Mặc quần áo thích hợp, tã êm ái thấm hút tốt

  • Việc sử dụng tã sạch, khô thoáng và quần áo rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tránh quấn bé quá chặt hay dùng nhộng chũn không phù hợp.

  • Lựa chọn loại tã phù hợp với làn da trẻ để tránh gây kích ứng, thấm hút tốt không bị tràn và gây ướt. Có thể sử dụng loại tã đêm, thấm hút tốt ban đêm giúp trẻ luôn say giấc không lo tràn.

  • Mặc dù nhiệt độ phòng đã ổn định nhưng vì bé con nhỏ, đề kháng chưa tốt. Ba mẹ cần giữ ấm cơ thể bé bằng những bộ quần áo thoáng mát, ấm áp. Chúng ta hãy chọn loại quần áo thích hợp với thời tiết, đảm bảo thoải mái khi trẻ ngủ.

  • Dùng nước giặt dành cho trẻ em để giặt giũ quần áo chăn gối và đệm của trẻ thường xuyên.

2.3.  Cho trẻ tắm nắng, bổ sung D3K2

  • Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình cũng có thể do tình trạng cơ thể thiếu canxi. Ngoài ra, thiếu canxi ở trẻ sơ sinh còn dẫn đến tình trạng còi xương, ngủ hay giật mình, rướn người. Trong trường hợp này, trẻ còn gặp biểu hiện khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm hay chậm mọc răng.

  • Đối với những trẻ này, mẹo đơn giản nhất là tắm nắng. Việc tắm nắng sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể. Mẹ nên chọn những ngày nắng đẹp, nắng nhẹ, đủ ấm khoảng 7 giờ sáng, chỉ nên tắm nắng khoảng 30 phút.

  • Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D hàm lượng tùy theo độ tuổi cho trẻ. Zentokid D3K2 là lựa chọn thích hợp cho trẻ cần bổ sung vitamin D. Sản phẩm hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi vào cơ thể, đặc biệt là vào xương và răng.

2.4. Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm

  • Khi thấy trẻ vặn mình hay quấy khóc,... nhất là về đêm. Ngoài việc kiểm tra nhiệt độ phòng, tã thì ba mẹ hãy kiểm tra vùng da nhạy cảm có hăm, mẩn đỏ hay viêm không. Có thể những vết mẩn ngứa ở vùng da nhạy cảm khiến trẻ ngủ không ngon giấc, khó chịu và vặn mình.

  • Nếu chưa rõ nguyên nhân, hãy dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể trẻ để kiểm tra có sốt hay bất thường không. 

  • Lưu ý ba mẹ không nghe những mẹo lạ như là tẩy lông đen, xông hơi, đắp lá, truyền nóng,… được truyền trong dân gian để chữa trị cho bé. Những mẹo này khá nguy hiểm và chưa được kiểm chứng. có thể gây kích ứng tới làn da, sức khỏe của bé.

2.5. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

  • Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình có thể do trẻ bị đói, trẻ bú chưa no. Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ bú no trước khi đi ngủ. 

  • Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ cho sự phát triển toàn diện của trẻ và giúp trẻ có giấc ngủ ngon mỗi ngày.

  • Vì vậy, mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng các nhóm chất, không nên kiêng khem quá mức. 

Upharma hy vọng với những chia sẻ trên, ba mẹ sẽ bớt lo lắng hơn về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Ba mẹ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác. Và với những mẹo mà Upharma chia sẻ sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình. Chúc các mẹ thực hiện thành công!