Bảo quản sữa mẹ đúng cách, không bị mất chất dinh dưỡng

Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giúp sữa luôn được duy trì chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Cùng nhà thuốc Upharma tìm hiểu sữa mẹ vắt ra nên bảo quản như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất trong bài viết dưới đây nhé.

 

1. Sữa mẹ vắt ra để được trong bao lâu?

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể bảo quản được trong khoảng thời gian bao lâu phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ. Thông thường, nếu bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng thì nên dùng sớm trong vòng 1 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm vắt sữa.

Nếu phòng có điều hoà và duy trì nhiệt độ dưới 26 độ, thời gian bảo quản sữa có thể tối đa trong 6 giờ đồng hồ. Cách tốt nhất để đảm bảo chất lượng sữa là bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi đó sữa sẽ để được tối đa 48 giờ.

Nếu muốn trữ sữa mẹ để sử dụng lâu dài cho con, mẹ có thể cân nhắc các cách bảo quản sau:

  • Trong ngăn đá tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần.

  • Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng.

  • Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.

    Sữa mẹ vắt ra để được trong bao lâu?
    Sữa mẹ vắt ra để được trong bao lâu

2. Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất

Để sữa mẹ được lâu dài và đảm bảo dưỡng chất, mẹ cần biết cách vắt sữa, bảo quản và trữ đông đúng cách.

2.1. Cách vắt sữa để lưu trữ

Phương pháp vắt sữa mẹ để lưu trữ đúng cách như sau:

  • Thời điểm và số lần vắt sữa: Bắt đầu vắt khi cần thiết hoặc thực hiện vào buổi sáng hay khi cảm thấy ngực căng. Nếu trẻ bú bình, vắt sữa vài lần một ngày và cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa bình. Một điều quan trọng là mẹ nên vắt theo nhu cầu của bé.

  • Cách vắt sữa: Mẹ cần chú ý rửa tay và tiệt trùng dụng cụ đựng sữa sạch sẽ.  Mẹ nên vắt sữa thành các túi trữ sữa nhỏ đủ cho một bữa uống của trẻ.

    Cách vắt sữa để lưu trữ
    Cách vắt sữa để lưu trữ

2.2. Cách trữ đông sữa mẹ

Khi trữ đông sữa, các mẹ cần chọn loại bình hoặc túi để đựng sữa thích hợp. Chú ý không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường. Ngoài ra, mẹ nên đánh dấu ngày và thời gian khi đã trữ đông sữa mẹ để không sử dụng quá hạn.

Cách trữ đông sữa mẹ
Cách trữ đông sữa mẹ

3. Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa, đựng sữa

Để bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ cần vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa sao cho đảm bảo tiệt trùng. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Vệ sinh trước khi sử dụng: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước trước khi tiếp xúc với dụng cụ.

  • Vệ sinh dụng cụ hút sữa: Rửa sạch các bộ phận của máy hút sữa bằng nước rửa chuyên biệt và nước ấm. Đặc biệt chú ý đến những khe nhỏ hoặc gioăng nối, đây là những bộ phận dễ bị bám cặn nhất.

  • Vệ sinh bình đựng sữa: Cọ rửa bình trữ sữa bằng chổi và miếng rửa chuyên dụng để vệ sinh đồ cho bé. Rửa qua bình sữa bằng nước lạnh và làm ráo trước khi sử dụng.

  • Sau khi vệ sinh: Lau rửa kỹ phần đáy bình và các góc có kẽ nhỏ bằng khăn tiệt trùng hoặc sử dụng máy sấy khô chuyên dụng.

  • Bảo quản sau khi vệ sinh: Sau khi làm sạch, mẹ có thể bỏ dụng cụ vào hộp hoặc túi zíp, bịt kín lại và để vào ngăn mát tủ lạnh.

    Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa, đựng sữa
    Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa, đựng sữa

4. Hướng dẫn mẹ cách rã đông, sử dụng sữa đúng

Ngoài bảo quản sữa mẹ đúng cách, mẹ cần nắm rõ cách rã đông và sử dụng sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

4.1. Sử dụng sữa mẹ ngay sau khi vắt

Sau khi vắt sữa, nếu mẹ muốn sử dụng ngay có thể bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng. Nếu không sử dụng ngay, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 4 ngày. Ngoài ra, tránh để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao.

4.2. Cách rã đông sữa mẹ an toàn

Các bước rã đông sữa mẹ như sau:

  • Chuyển sữa từ tủ đông xuống tủ lạnh ít nhất 12 giờ trước khi sử dụng.

  • Để rã đông nhanh hơn, bạn có thể đặt bình sữa trong chậu nước ấm nhưng không sử dụng nước nóng trực tiếp.

  • Không rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng hoặc đun nóng trực tiếp trên bếp. Vì điều này có thể làm mất đi dưỡng chất hoặc làm bỏng miệng bé.

  • Sau khi rã đông, mẹ cần khuấy nhẹ để đảm bảo sữa được đồng nhất.

  • Sữa mẹ rã đông nên được sử dụng trong vòng 24 giờ và không được trữ đông lại.

    Cách rã đông sữa mẹ an toàn
    Cách rã đông sữa mẹ an toàn

5. Giải đáp thắc mắc về cách bảo quản sữa mẹ

Một số câu hỏi các mẹ thường quan tâm trong quá trình bảo quản sữa mẹ như sau:

5.1. Sữa mẹ đổi màu khi trữ đông có sao không?

Sữa mẹ có thể thay đổi màu sắc khi trữ đông. Điều này là bình thường và không gây hại cho sức khỏe của bé. Sữa mẹ có thể có màu trắng, vàng nhạt hoặc xanh nhạt sau khi trữ đông. Màu sữa thay đổi do sự tách lớp của chất béo và nước trong sữa. Trước khi cho bé bú, hãy khuấy nhẹ sữa để đồng nhất màu sữa trước khi sử dụng.

5.2. Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu là câu hỏi rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Nhìn chung, như đã chia sẻ ở trên, thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ tuỳ thuộc chủ yếu và nhiệt độ bảo quản. Tuỳ theo mẹ muốn cho trẻ uống ngay trong ngày hay bảo quản dùng trong nhiều ngày mà sẽ có cách bảo quản khác nhau. 

Sữa mẹ nếu để ngoài nhiệt độ phòng không có điều hoà nên sử dụng càng nhanh càng tốt. Cách tốt nhất là mẹ nên cho bé uống ngay trong tối đa 4 giờ kể từ thời điểm hút. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ chất lượng sữa trước khi cho bé uống để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bé yêu.

Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu?
Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu?

 

5.3. Trữ đông sữa mẹ tối đa trong bao lâu?

Khi trữ đông sữa mẹ, bạn nên tuân theo các mốc thời gian lưu trữ tùy theo nhiệt độ bảo quản. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên trữ đông sữa cho bé ăn trong tuần, tránh để quá lâu có thể ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong sữa.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách bảo quản sữa mẹ và những thông tin quan trọng liên quan về bảo quản, trữ đông sữa. Hy vọng những chia sẻ của nhà thuốc Upharma kể trên sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe bé yêu.