Bệnh bạch hầu đang tái xuất nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là bệnh lý gây ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh. Bệnh lý có nhiều biến chứng và có nguy cơ tử vong. Vậy bệnh bạch hầu là gì, có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào? Cùng Dược sĩ Upharma giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh bạch hầu là gì? Thực trạng bệnh bạch hầu hiện nay

Bệnh bạch hầu là bệnh lý do cơ thể nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae dẫn đến nhiễm trùng cấp tính. Bệnh có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến phần cổ họng cũng như hệ hô hấp. Vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể và tạo ra các độc tố. Những độc tố này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh, tim mạch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Thực trạng bệnh vi khuẩn bạch hầu trong thời gian gần đây ngày càng đáng lo ngại. Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều tỉnh thành đã ghi nhận hàng loạt ca bệnh nhân mắc bệnh lý bạch hầu. Đồng thời, có không ít trường hợp bệnh nhân đã thiệt mạng vì những biến chứng của bệnh lý này.

Bệnh Bach hầu đang diễn ra tại Nghệ An

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu

Bệnh lý bạch hầu xảy ra do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Khi chúng ta nhìn qua kính hiển vi, loại vi khuẩn này có dáng thẳng, không vỏ, không sinh bào tử. Theo nghiên cứu, vi khuẩn bệnh bạch hầu sẽ phát triển rất nhanh trong môi trường có máu và huyết thanh.

Nguyên nhân khiến bệnh bạch cầu có nhiều biến chứng là do người bệnh mắc phải loại vi khuẩn có độc tố mạnh. Vi khuẩn này gây ức chế quá trình tổng hợp protein. Lâu dần, chúng huỷ hoạt mô tại chỗ tạo thành những giả mạc dày, máu trắng bám vào vùng mũi họng, thanh quản bệnh nhân.

Vi khuẩn gây bệnh Bạch hầu

3. Thời kỳ ủ bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu sẽ có thời kỳ ủ bệnh không triệu chứng trong khoảng 2 - 5 ngày. Tuy nhiên, tùy theo sức khoẻ và dạng vi khuẩn mắc phải mà thời kỳ ủ bệnh có thể lâu hơn vài ngày.

Thời gian ủ bệnh, người bệnh bạch hầu vẫn sẽ lây nhiễm sang cho người khác. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tiến hành cách ly để đảm bảo sức khỏe cho người xung quanh.

Bạch hầu có khả năng lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp. Người khoẻ mạnh khi hít phải vi khuẩn sẽ nhiễm bệnh nếu hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, bệnh lý này còn lâu gián tiếp qua việc tiếp xúc đồ đạc giữa người bệnh và người khoẻ mạnh.

4. Triệu chứng bệnh bạch hầu dễ nhận thấy

Các triệu chứng bạch hầu ở giai đoạn ủ bệnh thường không nhận thấy được hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh cúm. Sau khi hết thời gian ủ bệnh, những triệu chứng bạn có thể nhận thấy của bệnh lý này như sau:

  • Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu thường gặp một số triệu chứng điển hình như sốt ho, đau họng và chán ăn, mệt mỏi.

  • Người bệnh hình thành các mảng màu xám hoặc trắng, có độ dày ở họng và amidan.

Xuất hiện các giả mạc một hoặc hai bên amidan
  • Bệnh nhân bạch hầu thường bị sốt, có thể sốt cao hoặc sốt vừa và cảm giác ớn lạnh.

  • Đau họng, khàn giọng là triệu chứng phổ biến người bệnh thường mắc phải.

  • Người bệnh gặp khó khăn khi thở, thở mạnh và thở nhanh.

  • Người bị bạch hầu có thể bị chảy nước mũi, hắt xì liên tục.

Người bệnh ho, hắt xì liên tục
  • Da mặt bị xanh tái, thiếu sức sống do người bệnh bị thiếu oxy.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh lý khá nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng đến sức khoẻ. Có nhiều ca bệnh nhân bạch hầu đã tử vong vì phát hiện muộn dẫn đến đường hô hấp tắc nghẽn, viêm cơ tim hay tổn thương những dây thần kinh.

Nhìn chung, những biến chứng phổ biến của loại bệnh này như sau:

  • Viêm cơ tim: Biến chứng về tim là phổ biến nhất với những người bị vi khuẩn bạch hầu tấn công. Một số trường hợp, viêm cơ tim xuất hiện vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Viêm cơ tim nếu phát hiện muộn sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim ảnh hưởng sức khoẻ.

Biến chứng về tim là phổ biến nhất với những người bị vi khuẩn bạch hầu tấn công.
  • Tổn thương dây thần kinh: Vi khuẩn bạch hầu có thể gây viêm dây thần kinh, dẫn đến tê liệt nhiều cơ quan. Những dây thần kinh ở các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất như màn khẩu cái, cơ chi và cơ hoành. Nếu kéo dài, những biến chứng này có thể dẫn đến triệu chứng khó thở và viêm phổi.

Vi khuẩn bạch hầu có thể gây viêm dây thần kinh, dẫn đến tê liệt nhiều cơ quan
  • Tắc nghẽn đường hô hấp: Giả mạc do vi khuẩn bạch hầu tạo ra có thể lan rộng và gây cản trở hô hấp. Nếu giả mạc phát triển nhanh sẽ dẫn đến khó thở và suy hô hấp.

  • Tổn thương thận: Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu đến giai đoạn nhất định có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận.

  • Tử vong: Vi khuẩn bạch hầu phát triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc đến sức khoẻ. Nếu người bệnh có bệnh nền, tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu có thể lên đến 5-10%.

6. Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Để phòng tránh bệnh bạch hầu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm vắc-xin: Trong trường hợp mắc bệnh, vắc xin cũng giúp các triệu chứng bệnh nhẹ hơn và giảm tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Tiêm Vaccine đầy đủ là một trong những cách phòng ngừa bệnh Bạch hầu hữu hiệu
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Một trong những cách lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu là qua sự tiếp xúc đồ vật. Bạn nên rửa tay thường xuyên bằng các loại dung dịch sát khuẩn để giảm tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Điều này giúp bạn có thể ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Giữ vệ sinh môi trường sống: Môi trường sống của bạn cần đảm bảo sự sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Nếu sống trong vùng dịch bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh dụng cụ, đồ dùng hàng ngày kỹ càng tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

    Cần vệ sinh đồ dùng, vật dụng, môi trường sống sạch sẽ
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Nếu khu vực bạn sống có nhiều người mắc bệnh bạch hầu, bạn nên chú ý hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh.

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về bệnh bạch hầu, mức độ nguy hiểm, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh. Hy vọng những thông tin dược sĩ Upharma chia sẻ với bạn trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lý này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo từ Upharma nhé!