Bệnh lậu có chữa được không? Những điều cần lưu ý?

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lây nhiễm của đa số các bệnh xã hội nguy hiểm, phổ biến có thể kể đến bệnh lậu. Bệnh lậu xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi, xuất hiện nhiều nhất là ở người trẻ độ tuổi từ 15 đến 24. Nguyên nhân bắt nguồn từ quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh lậu có chữa được không? Khi không may mắc bệnh cần lưu ý điều gì?

1. Bệnh lậu và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lậu do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn lậu rất dễ chết và chỉ có thể tồn tại trong vòng vài phút. Nhưng bên trong cơ thể lại là môi trường giúp vi khuẩn lậu lại có thể phát triển lâu dài và sức sống mãnh liệt. 

Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, hầu họng, hoặc kết mạc. Việc đó sẽ dẫn đến kích ứng hoặc đau và xuất huyết rải rác. Ít gặp hơn nhưng vi khuẩn này cũng có thể khuếch tán vào da và khớp gây ra vết loét trên da, sốt, và viêm đa khớp hoặc viêm xương khớp nhiễm khuẩn.

Có thể chẩn đoán bằng nhuộm Gram, nuôi cấy hoặc xét nghiệm PCR. Một số kháng sinh đường uống hoặc tiêm có thể dùng để điều trị diệt vi khuẩn này nhưng hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng báo động.

bệnh lậu có chữa được không
Bệnh lậu do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra

 

2. Đường lây bệnh lậu phổ biến

Quan hệ tình dục không an toàn đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn là con đường dẫn đến lây truyền lậu. Cụ thể các con đường lây bệnh lậu phổ biến được trình bày dưới đây.

  • Quan hệ tình dục không an toàn: chiếm 90% trong tổng số các ca nhiễm bệnh

  •  Đường máu: đây là đường lây bệnh phổ biến, có thể kể đến việc hiến máu, truyền máu của người mắc bệnh, hay sử dụng chung bơm kim tiêm.

  • Từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của con.

  • Dùng đồ có nhiễm vi khuẩn lậu: không dùng chung đồ cá nhân với bệnh nhân mắc lậu, vì vi khuẩn lậu có thể sống và tồn tại trong thời gian khoảng vài phút trong môi trường. Chúng thường bám ở các vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt...

3. Những rủi ro bệnh lậu mang lại

  • Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo là những biến chứng nam giới hay gặp khi mắc lậu, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh.

  •  Ở nữ giới, lậu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh.

  • Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc mắt nếu mẹ mắc lậu và lây truyền cho con.

    bệnh lậu có chữa được không
    Bệnh lậu di truyền từ mẹ sang con gây viêm kết mạc

4. Triệu chứng bệnh lậu

Ở nam giới, thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 3-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh ở nữ giới dài hơn, từ 5-7 ngày. Trong thời kỳ ủ bệnh tuy bệnh nhân chưa có triệu chứng nhưng vẫn là mầm bệnh và hoàn toàn có thể lây truyền cho người khác.

Sau thời kỳ ủ bệnh, các triệu chứng bùng phát, tuy nhiên rất giống với các bệnh viêm nhiễm vùng kín khác nên dễ gây nhầm lẫn. Dù vậy, khi có một trong số các triệu chứng phổ biến sau, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

  • Ở nam giới: tiểu buốt, nóng rát khi tiểu tiện; tiết dịch niệu đạo vàng, xanh, trắng, có thể có nhầy, mủ; sưng đau tinh hoàn.

  • Ở nữ giới: một số ít bệnh nhân có biểu hiện đau bụng vùng dưới, đau lúc quan hệ, tiểu buốt, khí hư âm đạo.

  • Lậu trực tràng: tiết dịch và đau ở hậu môn, chủ yếu không có triệu chứng.

  • Lậu hầu họng: ít triệu chứng, đau họng nhẹ/viêm họng.

    bệnh lậu có chữa được không
    Triệu chứng bệnh lậu ở hầu họng

5. Bệnh lậu có chữa được không?

Vậy bệnh lậu có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Với sự phát triển của y học hiện nay thì bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị sớm. 

Tuy nhiên các biến chứng và tổn thương bệnh lậu để lại thì khó để hồi phục hoàn toàn, đặc biệt với tâm lý e ngại của nhiều bệnh nhân, bỏ lỡ thời kỳ đầu xét nghiệm và điều trị bệnh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho mình thì ngay khi phát hiện các triệu chứng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được điều trị sớm nhất. 

Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể riêng cho mỗi bệnh nhân, hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh lậu như sau:

Dùng thuốc kháng sinh

  • Bệnh nhân được điều trị ngoại trú nên tối ưu được thời gian, chi phí.

  • Điều trị lậu giai đoạn đầu với những triệu chứng nhẹ.

  • Thời gian điều trị dài.

  • Đường dùng: tiêm/uống.

Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều đã tạo nên sự kháng kháng sinh của vi khuẩn. 

Dùng công nghệ gen DHA

Được đánh giá là phương pháp điều trị lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay, bệnh được điều trị tận gốc, triệt để, vi khuẩn song lậu cầu bị tiêu diệt hoàn toàn. 

  • Người bệnh không đau đớn vì không cần làm thủ thuật

  • Không có tác dụng phụ như dùng thuốc kháng sinh

  • Tiết kiệm công sức và chi phí điều trị, thời gian điều trị nhanh hơn dùng kháng sinh.

6. Điều trị bệnh lậu cần lưu ý

Bên cạnh những thông tin trên, khi tìm hiểu việc bệnh lậu có chữa được không, chắc hẳn bạn cũng đang tìm kiếm các lưu ý điều trị bệnh lậu. Chúng ta có một số lưu ý khi tiến hành điều trị căn bệnh này như sau:

  • Đúng phác đồ 

  • Bạn tình của bệnh nhân cũng cần điều trị

  • 1 tuần sau kết thúc điều trị, bệnh nhân không nên làm các thủ thuật niệu đạo hoặc quan hệ tình dục

  • Trước và sau khi điều trị cần xét nghiệm HIV và giang mai

    bệnh lậu có chữa được không
    Xét nghiệm HIV trước và sau điều trị

     

Trong quá trình điều trị, khuyến khích bệnh nhân:

  • Uống nhiều nước

  • Ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ, sinh hoạt điều độ 

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân 

  • Quan hệ tình dục an toàn sau khi đã khỏi bệnh

Bệnh lậu có chữa được không?” Ắt hẳn là thắc mắc và nỗi lo của nhiều người. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại thì bệnh lậu có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị nghiêm túc. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy nhớ quan hệ tình dục an toàn lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ của bạn và người khác.