Bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhất là những người bị bệnh tuyến giáp. Vậy nhân tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm triệu chứng, nhanh khỏi bệnh? Các bạn cùng Upharma đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau để có chế độ ăn uống phù hợp nhé. 

1. Tìm hiểu bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp chính là bộ phận nội tiết có nhiệm vụ sản sinh ra hormone giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Và nhân tuyến giáp là khối nhân đặc hoặc có thể chứa chất lỏng trú ngụ trong tuyến giáp. Hầu hết những người mắc bệnh lý này đều lành tính. Tỷ lệ phát triển thành nhân ung thư là rất nhỏ. 

Khi mới hình thành nhân tuyến giáp, người bệnh thường không có dấu hiệu cảnh báo nào. Tuy nhiên, với nhân giáp lớn thì nó lại gây ra các biểu hiện như sau:

  • Sờ ở cổ thấy có nhân.

  • Nhìn thấy có bướu ở trước cổ.

  • Khó thở, khó nuốt.

2. Người bệnh bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bệnh nhân tuyến giáp có thể kiểm soát được thông qua việc ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Để hỗ trợ điều trị, hạn chế triệu chứng, người bệnh nên kiêng các thực phẩm sau đây:  

2.1. Đậu nành

Đậu nành là thực phẩm không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch mà còn tốt cho sức khỏe. Nhưng đậu nành giàu Isoflavone gây cản trở tuyến giáp sản sinh ra hormone. Tốt nhất, người bệnh nhân tuyến giáp cần tránh thực phẩm này.

Ngoài đậu nành, bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm được chế biến từ nó như sữa đậu nành, đậu phụ...

2.2. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Đồ dầu mỡ và nhiều đường ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn không chỉ ngon mà còn tiện lợi nên được rất nhiều người yêu thích. Nhưng thực phẩm này chứa rất nhiều chất phụ gia, bột đậu tương… Đây đều là những chất kích thích nhân tuyến giáp phát triển. Do đó, người bệnh không nên ăn đồ ăn này khi đang mắc bệnh nhân tuyến giáp. 

2.3. Rau họ cải

Các loại rau họ cải

Rau họ cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ. Tuy nhiên, nó cũng chứa chất gây cản trở quá trình tuyến giáp hấp thu, tạo ra hormone. Vì vậy, dù rất tốt đối với sức khỏe của nhiều người nhưng người bị nhân tuyến giáp cũng nên tránh xa thực phẩm này. Nếu bạn đang thắc mắc bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì thì rau họ cải là câu trả lời cho câu hỏi này.

2.4. Thực phẩm giàu chất béo

Tương tự như các loại trên, thực phẩm béo như đồ chiên, thịt, bơ… cũng gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hormone. Thậm chí, nó còn làm gián đoạn việc hấp thụ thuốc. Vì thế, người bệnh nên loại bỏ thực phẩm này khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.

2.5. Đồ ngọt

Đồ ngọt có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng nhân tuyến giáp

Đồ ngọt như đồ uống, bánh ngọt, bánh quy… có thành phần đường tinh luyện. Khi bệnh nhân ăn thực phẩm này sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng lên. Không chỉ thế, nó còn gây tăng cân, ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến giáp.

2.6. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật rất giàu axit lipoic gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị nhân tuyến giáp. Khi người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến tuyến giáp bị rối loạn. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các món chế biến từ nội tạng để hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp, giảm triệu chứng hiệu quả.

2.7. Lúa mì, lúa mạch

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì là lúa mì, lúa mạch. Thành phần Gluten được tìm thấy trong thực phẩm này rất nhiều. Nếu người bệnh về tuyến giáp ăn sản phẩm chế biến từ lúa mì, lúa mạch sẽ gây kích ứng cho ruột non. Đồng thời, khả năng cơ thể hấp thụ thuốc điều trị nhân tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng. Để hạn chế Gluten tác động, người bệnh nên chọn loại mì ống, bánh mì… được chế biến từ các loại ngũ cốc nguyên hạt.

2.8. Rượu bia, cà phê

Rượu bia, cà phê luôn là những đồ uống không tốt cho sức khỏe. Thậm chí, nó còn khiến cho các triệu chứng nhân tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ uống có còn còn chứa nhiều chất gây độc, ảnh hưởng tới tuyến giáp, ngăn cản quá trình sản xuất hormone. Vì thế, nếu uống loại đồ uống này thường xuyên, người bệnh có nguy cơ bị suy giáp rất cao.

3. Bệnh nhân bị nhân tuyến giáp nên ăn gì?

Ngoài thắc mắc bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì, các bạn cũng nên quan tâm về các món nên ăn. Điều này giúp bạn có chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Rau xanh, thực phẩm giàu i-ốt nên được bổ sung hàng ngày
  • Rau xanh: Các thực phẩm rau xanh chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin.... Đây đều là những chất góp phần làm quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt là hỗ trợ cơ quan tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung rau xanh như rau bina, rau diếp… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

  • Thực phẩm giàu I-ốt: I-ốt là chất rất cần cho cơ quan tuyến giáp, giúp cân bằng hormone và giảm hình thành nhân tuyến giáp. Bởi thế, bệnh nhân nhân tuyến giáp ăn nhiều I-ốt sẽ rất tốt. Các thực phẩm giàu I-ốt có thể kể tới như rong biển, muối, các loại tảo… Tuy nhiên, người bệnh đang điều trị bệnh bằng phương pháp I-ốt phóng xạ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

  • Hải sản: Ngoài chứa I-ốt, hải sản tôm, cua, cá còn chứa rất nhiều vitamin, omega-3 rất tốt cho người bệnh nhân tuyến giáp. Để hỗ trợ điều trị nhân tuyến giáp hiệu quả, bệnh nhân nên ăn cá đánh bắt tự nhiên khoảng 2 – 3 bữa/tuần.

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, bí, điều… đều chứa nhiều magie, protein, vitamin E và B. Những chất này cũng rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

Trên đây, dược sĩ Upharma đã giải đáp về bị nhân tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hy vọng các bạn đã có kiến thức bổ ích, có chế độ ăn uống phù hợp và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bệnh thuyên giảm, cơ thể khỏe mạnh. Hoặc bệnh tiến triển xấu thì có thể can thiệp kịp thời. Các bạn cùng theo dõi bài viết khác trên Upharma để có thêm nhiều kiến thức nhé.